Trẻ bị ho: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị dứt điểm

Trẻ bị ho là triệu chứng không quá xa lạ với các bà mẹ. Cơn ho của trẻ thường nghiêm trọng hơn về đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Vậy mẹ đã biết cách gì để giúp bé giảm ho chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bị ho là triệu chứng không mấy xa lạ
Trẻ bị ho là triệu chứng không mấy xa lạ

Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân trẻ bị ho

Ho là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của cơ thể, giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất kích thích gây hại cho cơ thể. Ho có nhiều loại, mỗi cơn ho sẽ nói lên được tình trạng sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng ho thường gặp ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.

Trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Trẻ ho sổ mũi là biểu hiện thường gặp nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng kéo dài mãi không dứt (hơn 1 tuần), thì đây có thể dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc những bệnh như:

  • Hen suyễn
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Chảy dịch mũi sau

Ho sổ mũi ở trẻ có thể là dấu hiệu cho bệnh lý nguy hiểm
Ho sổ mũi ở trẻ có thể là dấu hiệu cho bệnh lý nguy hiểm

Trẻ bị ho có đờm

Thực chất, đờm được ví như “chiếc lưới” răng các vật thể lạ xâm nhập vào “cửa ngõ” hô hấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự tăng tiết đờm này lại gây ra sự khó chịu, khó thở, ngứa họng,… đến với trẻ. Thậm chí trẻ sẽ bị ho kéo dài hơn khi xuất hiện ngày càng đờm tích tụ ở cổ họng. Lúc này có thể phát sinh ra những bệnh lý như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen suyễn,…

Trẻ bị ho nhiều về đêm và sáng sớm

Cơn ho của trẻ sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm và sáng sớm. Nguyên nhân rất có thể là do trẻ bị nhiễm lạnh, mặc không đủ ấm hoặc dị ứng thời tiết.

Trẻ bị ho khan

Ho khan là cơn ho không có đờm, gây đau rát, tức ngực, khó thở. Em bé bị ho khan có thể là biểu hiện của nhiễm đường hô hấp trên. Cụ thể như: cảm cúm, cảnh lạnh, nhiễm trùng họng, mũi,…

Trẻ ho khan gây đau rát, khó thở
Trẻ ho khan gây đau rát, khó thở

Trẻ bị ho sốt

Bé bị ho kèm sốt chứng tỏ cơ thể đang có phản ứng nhiễm trùng. Khả năng cao bé đang mắc phải một trong số những bệnh lý sau: Viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…

Trẻ ho nôn

Đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thể được coi là hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Với những nguyên nhân cụ thể như sau:

  • Bệnh lý tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, nôn chu kỳ, trào ngược dạ dày, viêm ruột,…
  • Bệnh lý hô hấp: Viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản
  • Bệnh lý khác: Viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết (Trẻ có thể kèm theo triệu chứng sốt, ngủ li bì, khó đánh thức,…)

Em bé bị ho bao lâu thì khỏi?

Ho là dấu hiệu phản ánh hệ miễn dịch của trẻ đang suy yếu. Ở thể nhẹ, các triệu chứng có thể thuyên giảm sau khoảng 5 – 7 ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng, nếu trẻ em bị ho kèm theo những dấu hiệu bất thường như nôn trớ, mất ngủ, xuất huyết họng, bỏ bú, ngủ li bì, co giật, khó thở,… thì gia đình cần cho bé điều trị ngay.

Ho ở trẻ em làm sao hết?

Đa phần các mẹ khi thấy con bị ho thường nghĩ ngay tới thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn khuyến cáo không nên lạm dụng kháng sinh với trẻ nhỏ. Trong trường hợp này, mẹ không nhất thiết phải dùng kháng sinh, chỉ cần chăm sóc bé theo các cách dưới đây, đảm bảo bé sẽ dứt ho, ăn uống, ngủ nghỉ hiệu quả mà còn không gây tác dụng phụ:

Massage vùng ngực

Trước khi ngủ, mẹ nên thực hiện massage ngực cho bé tầm 5 – 10 phút. Cách này không những mang đến sự thoải mái, bé sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn mà còn giúp tăng lưu thông khí huyết, giảm đau ngực và các cơn co thắt do ho kéo dài gây ra.

Massage bằng tinh dầu giảm ho cho bé
Massage bằng tinh dầu giảm ho cho bé

Để giúp động tác massage trở nên nhịp nhàng và uyển chuyển hơn, mẹ có thể cần tới sự giúp đỡ của tinh dầu khuynh diệp. Tinh chất này vừa có khả năng làm ấm cơ thể, vừa mang đến hương thơm dịu nhẹ, không gây kích ứng cho bé.

Súc họng bằng nước muỗi

Để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ cần thường xuyên vệ sinh họng và mũi trẻ.

Với những trẻ lớn, mẹ hãy hướng dẫn trẻ tự súc miệng bằng nước muỗi vào mỗi sáng. Dung dịch nước muối sinh lý có thể mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Còn với trẻ nhỏ, chưa tự biết súc miệng, mẹ hãy hỗ trợ bé nhé. Bằng cách, dùng khăn mềm, nhúng dung dịch nước muối pha loãng rồi lau nhẹ lên phần lưỡi của bé. Với mục đích loại bỏ dịch nhớt và đốm trắng. Mẹ cần thao tác nhẹ nhàng để không làm bé bị khó chịu nhé!

Trẻ nhỏ bị ho ăn cháo gì?

Dinh dưỡng là phần không thể thiếu trong quá trình điều trị ho ở trẻ. Đa số trẻ nhỏ bị ho thường rất lười ăn, do cổ họng đau, việc nhai nuốt trở lên khó khăn hơn. Điều này càng khiến bé lảng tránh bữa ăn hơn. Vì thế, mẹ nên ưu tiên nấu những món dễ nuốt, lỏng, dạng mềm để không gây khó chịu cho bé, vừa bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể.

Cháo cho bé bị ho
Cháo cho bé bị ho

Dưới đây là một số món cháo ngon – bổ – dễ làm cho bé yêu ăn ngon miệng:

  • Cháo táo đỏ bí ngô: Bí ngô có tác dụng thanh nhiệt, làm mát. Trong khi đó, táo đỏ lại giúp làm dịu họng. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này sẽ mang đến cho bé một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại vừa có công dụng hữu hiệu trong việc giảm ho. Hãy tham khảo món ăn này nhé!
  • Cháo rau củ: cà chua, cà rốt, hạt sen,… là những nguyên liệu khoái khẩu của hầu hết các bé. Đặc biệt, chúng còn giàu vitamin A, C rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Sức khỏe được nâng cao thì triệu chứng ho ắt sẽ giảm thôi!
  • Cháo thịt bò cà chua: Vitamin A và C trong cà chua kết hợp với hàm lượng sắt dồi dào trong thịt bò xứng đáng là bộ đôi tuyệt hảo để giúp bé tăng đề kháng, giảm ốm vặt hiệu quả. Lưu ý, khi chế biến món ăn, mẹ hãy nghiền thịt bò thật kỹ để bé có thể ăn dễ dàng hơn nhé!
  • Cháo bột yến mạch: Trong nguyên liệu này không chỉ giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn bổ sung protein giúp bé có thêm năng lượng để hoạt động. Đồng thời, cháo bột yến mạch cũng là món ăn dễ nuốt mà không gây tổn thương cổ họng.

Trẻ bị ho uống gì nhanh khỏi?

Nước đóng vai trò như một chất bôi trơn, giúp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được vận hành đúng theo yêu cầu. Khi bé bị ho cũng vậy, cơ thể đủ nước sẽ giúp hỗ trợ giảm đau rát họng, làm loãng đờm. Từ đó cơn ho sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Ngoài nước ấm, mẹ có thể bổ sung cho bé một số nước ép trái cây thơm ngon sau:

  • Nước ép cà rốt: Giàu vitamin A và C, giúp chữa lành tổn thương, làm dịu họng và ngăn ngừa triệu chứng ho tái phát.
  • Nước ép thơm: Hoạt chất bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, sưng tấy. Từ đó giảm kích ứng cổ họng và ho nhanh chóng.
  • Nước gừng: Tác dụng của gừng thì không cần quá nói nhiều. Đây là thức uống giảm ho, dịu họng hiệu quả cho bé yêu mà mẹ không thể bỏ qua.
  • Nước cam: Là trái cây siêu giàu vitamin C, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm sưng viêm, nước ép cam sẽ giúp bé giảm ho nhanh chóng. Mỗi ngày, mẹ hãy cho bé uống 1 ly nước cam để cảm nhận hiệu quả nhé!
  • Nước ép lá bạc hà: Với công dụng kháng khuẩn, sát trùng, lá bạc hà là thảo dược thường dùng trong bài thuốc trị viêm họng, ho, amidan,… Mẹ có thể ép lá bạc hà lấy nước hoặc cho vào sữa chua cho bé ăn đều được.

Nước ép hoa quả sẽ giúp họng bé dễ chịu hơn
Nước ép hoa quả sẽ giúp họng bé dễ chịu hơn

Trẻ bị ho dùng thuốc gì?

Việc cho trẻ dùng thuốc cần được sự đồng ý từ bác sĩ điều trị. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sẽ có phác đồ điều trị riêng đối với từng dạng ho ở trẻ. Dưới đây là một số loại thuốc được chỉ định khi trẻ em bị ho:

  • Thuốc giảm ho: Alimemazin, Chlopheniramine, Oxomemazine (Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ em bị ho do hen)
  • Thuốc tan đờm: Acetylcystein, Bromhexin (Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi), Ambroxol và bromhexin (dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi)

Muôn vàn câu hỏi kiêng kỵ khi bé bị ho

Việc kiêng kỵ cho trẻ ho là vô cùng quan trọng. Bởi lúc này, cơ thể trẻ rất nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương do bất cứ một tác động nào. Từ đó có thể khiến triệu chứng diễn biến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị.

Trẻ bị ho có ăn được thịt gà, trứng gà không?

Hẳn bé nào cũng thích ăn những món được làm từ gà. Nhưng khi bị ho, nhiều mẹ lại cho rằng, bé không nên ăn thịt gà và trứng gà. Vậy thực hư thế nào?

Thịt gà và trứng gà là hai thực phẩm giàu protein, giúp cung cấp năng lượng cho bé hoạt động. Không những thế, nó còn chứa hàm lượng lớn canxi, sắt, khoáng chất, photpho,… Vậy vì lý do gì mà mẹ tuyệt nhiên cắt món ăn từ gà ra khỏi thực đơn của bé! Điều này hết sức sai lầm nhé!

Hạn chế cho bé ăn những món chiên, rán nhiều giàu mỡ
Hạn chế cho bé ăn những món chiên, rán nhiều giàu mỡ

Chỉ trừ trường hợp bé bị ho kèm sốt, tiêu chảy, có bệnh lý nền là tiểu đường,… thì việc ăn thịt gà và những món ăn liên quan cần được kiểm soát và cân nhắc kỹ lưỡng nhé!

Một lưu ý nữa, mẹ không nên cho bé ăn những món chiên, rán nhiều giàu mỡ. Chẳng hạn như gà rán, gà nướng, gà sốt mắm,… Thay vào đó, hãy ưu tiên những món chứa ít gia vị hơn như cháo gà, gà hấp rau củ, gà hầm hạt sen, trứng hấp,…

Trẻ bị ho ăn tôm được không?

Tương tự như vậy, tôm cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé ăn tôm cả phần vỏ thì sẽ gây ngứa, kích ứng và tổn thương cổ họng. Từ đó khiến cơn ho ngày một nghiêm trọng hơn.

Nhưng nếu, khi sơ chế mẹ có bước lột bỏ vỏ tôm thì những món ăn từ nguyên liệu này sẽ rất có lợi cho tình trạng bệnh hiện tại của bé nhé!

Tương tự như trên, mẹ hạn chế cho bé ăn những món nhiều gia vị, chiên, rán nhé!

Gợi ý những món ăn từ tôm tốt cho cổ họng của bé: Tôm xào trứng, tôm xào rau củ, tôm hấp bí đỏ trứng, tôm hấp đậu hũ, trứng cuộn tôm bông cải,…

Trẻ bị ho ăn cua được không?

Ông bà ta có quan niệm, cua có vị tanh nên trẻ bị ho ăn cua sẽ gây kích ứng họng, không tốt cho tình trạng của bé.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một báo cáo nghiên cứu khoa học chính thức nào về chuyện trẻ em ho không nên ăn cua. Vì vậy, đây chỉ là lời truyền miệng vô căn cứ.

Nếu bé bị ho do dị ứng thì không nên ăn cua
Nếu bé bị ho do dị ứng thì không nên ăn cua

Hơn nữa, mẹ biết đấy, cua rất giàu canxi, sắt, photpho và nhiều vitamin (B1, B2, PP,..) Đây đều là những dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, việc cắt giảm thực đơn có món ăn từ cua là bạn đã hạn chế sự phát triển của bé đó!

Có chăng nếu bé bị ho do dị ứng thì nên kiêng những món ăn chế biến từ hải sản mà thôi!

Trẻ bị ho có nên nằm điều hòa?

Nằm phòng máy lạnh là một trong những nguyên nhân gây ho ở trẻ mẹ có biết không? Nhiệt độ trong phòng chênh lệch rất lớn so với ngoài trời. Việc ra vào phòng máy lạnh đột ngột có thể khiến bé không thích ứng kịp. Từ đó gây suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập đường hô hấp.

Bên cạnh đó, không khí phả ra từ máy lạnh có thể mang theo bụi bẩn, vi khuẩn gây hại đến với đường thở của bé (nếu điều hòa không được vệ sinh, lau chùi thường xuyên).

Trẻ bị ho không nên nằm điều hòa thường xuyên
Trẻ bị ho không nên nằm điều hòa thường xuyên

Nhưng để đối phó với thời tiết nắng nóng vào mùa hè thì phải làm sao? Như vậy, mẹ cần biết cách cho bé nằm điều hòa để không gây hại:

  • Chọn điều hòa phù hợp với diện tích và không khí trong phòng
  • Điều chỉnh mức nhiệt phù hợp (khoảng từ 26 – 32 độ C tùy theo mức nhiệt ngoài trời)
  • Bổ sung nhiều nước cho trẻ để tránh khô da, khô cổ họng
  • Không nên cho trẻ nằm phòng máy lạnh suốt cả ngày, dễ gây nhiễm lạnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp
  • Không cho trẻ nằm ở vị trí hướng gió điều hòa

Bé bị ho có tiêm phòng được không?

Việc tiêm phòng cho trẻ cần phải nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Thông thường, trước khi chỉ định tiêm phòng, bác sĩ sẽ tiến hành khám cho bé. Nếu các triệu chứng đều ở thể nhẹ, trẻ sẽ được tiêm phòng. Ngược lại, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng thì tuyệt đối không được tiêm phòng.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng khi bé đang bị ho cũng không mang lại hiệu quả tối ưu. Bởi, mũi tiêm sẽ có tác dụng sau khoảng một thời gian dài để cơ thể tạo ra kháng thể. Vì vậy, mẹ nên cho bé tiêm trước mỗi kỳ dịch bệnh để phòng ngừa tối ưu hơn.

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì?

Nhiều mẹ thường kiêng kỵ con quá mức, đến nỗi không tắm cho bé thường xuyên. Điều này hết sức sai lầm, không chỉ khiến bé bị mẩn ngứa, dị ứng mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus hoạt động mạnh hơn. Do đó, bé bị ho, mẹ vẫn nên thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho bé mỗi ngày nhé! Cơ thể sạch sẽ, bé mới thoải mái, ăn ngon, ngủ kĩ được!

Dưới đây là một số loại lá tắm mát cho trẻ:

  • Lá kinh giới
  • Tắm gừng
  • Lá me và hành tây

??? 8 loại lá trị ho cho bé các mẹ truyền tai nhau

Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường sau:

Ho khó thở, cơn ho tăng dần, tím tái môi, rối loạn tri giác

  • Nôn trớ, chảy nước mắt
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, ngủ li bì
  • Đau tức ngực
  • Khó bú, quấy khóc
  • Sốt cao trên 40 độ C
  • Thở yếu, có dấu hiệu ngừng thở

Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết về trẻ bị ho cũng như cách chăm sóc tại nhà tốt nhất. Hy vọng với nội dung này, mẹ đã có thêm gợi ý cho mình để giúp chăm sóc bé yêu hiệu quả hơn.

??? Tăng đề kháng Imunostim Junior – Giải pháp cho trẻ thường xuyên mắc bệnh đường hô hấp

Bài viết thuộc bản quyền Vesihohap!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm