Bé uống thuốc ho bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách xử trí

Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc, bao gồm thuốc ho. Tại sao bé uống thuốc ho bị tiêu chảy? Cha mẹ nên làm gì khi gặp trường hợp này?

??? Xem thêm:

bé uống thuốc ho bị tiêu chảy

Dấu hiệu bé bị tiêu chảy do uống thuốc ho

Nếu bị tiêu chảy liên quan đến thuốc ho, trong thời gian uống thuốc, bé sẽ bị đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước.

Cần lưu ý rằng, bé có thể bị tiêu chảy mà không hề liên quan đến việc sử dụng thuốc. Ho và tiêu chảy là 2 triệu chứng phổ biến ở trẻ em bị cảm lạnh do adenovirus và rhinovirus.

Tại sao bé uống thuốc ho bị tiêu chảy?

Guaifenesin, kali iodide, fructose và sorbitol,... trong thuốc ho có thể khiến bé bị tiêu chảy
Guaifenesin, kali iodide, fructose và sorbitol,… trong thuốc ho có thể khiến bé bị tiêu chảy

Thuốc ho được chia thành 2 nhóm chính bao gồm:

  • Thuốc được sử dụng để điều trị ho khan (có tác dụng giảm ho).
  • Thuốc được sử dụng để điều trị ho có đờm (có tác dụng tiêu đờm).

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc trị ho khan bao gồm: chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn và táo bón. Trong khi đó, bé có thể bị buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu và buồn ngủ khi sử dụng thuốc trị ho, long đờm.

Thành phần thường thấy trong các loại thuốc long đờm bao gồm guaifenesin, ipecacuanha, kali iodide, natribenzoat, terpin… Các chất này có tác dụng tăng tiết dịch; làm đờm loãng ra để dễ dàng tống ra ngoài nhờ phản xạ ho. Song các báo cáo khoa học cho thấy, sử dụng lượng lớn guaifenesin có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, gây buồn nôn và nôn. Và tác dụng phụ phổ biến của kali iodide là: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, phát ban da, sưng hoặc đau tuyến nước bọt,…

Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, một số loại thuốc trị ho có chứa chất tạo ngọt fructose và sorbitol. Các chất này có thể gây tiêu chảy.

Bé bị ho cũng có thể tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh

Bé dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh
Bé dễ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh

Kháng sinh cũng thường được kê đơn cho bé bị ho do viêm họng, viêm amidan (mà tác nhân gây bệnh là vi khuẩn).

Theo báo cáo thống kê, có tới 1/5 trẻ em dùng thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu chảy. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi và có thể xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào.

Ở hầu hết các trường hợp, tình trạng tiêu chảy do kháng sinh sẽ kéo dài từ một đến bảy ngày. Tiêu chảy thường bắt đầu từ ngày thứ hai đến ngày thứ tám kể từ khi uống thuốc. Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể kéo dài từ ngày đầu tiên dùng kháng sinh cho đến vài tuần sau đó.

Tại sao bé bị tiêu chảy khi uống kháng sinh?

Các bác sĩ không thực sự hiểu tại sao kháng sinh lại gây tiêu chảy. Họ cho rằng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại (gây nhiễm trùng), đồng thời chúng cũng tiêu diệt các vi khuẩn “tốt” trong ruột (giúp tiêu hóa thức ăn). Khi những vi khuẩn “tốt” chết đi, bé sẽ bị tiêu chảy.

Bé uống thuốc ho, kháng sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Khi bị tiêu chảy do thuốc ho và kháng sinh, bé có thể bị mất nước dẫn tới hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng như chuột rút, sốc nhiệt,… Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, bé cũng có thể bị viêm (đau và sưng) ruột già khi bị tiêu chảy do uống thuốc ho và thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, biến chứng này hiếm gặp hơn. Khi bị viêm ruột già, bé sẽ có các biểu hiện bao gồm:

  • Tiêu chảy nặng có thể có máu hoặc chất nhầy.
  • Sốt.
  • Đau bụng.
  • Yếu ớt.

Cách chăm sóc bé bị tiêu chảy do uống thuốc ho và kháng sinh

Chăm sóc bé uống thuốc ho bị tiêu chảy thế nào?
Chăm sóc bé uống thuốc ho bị tiêu chảy thế nào?

Khi bé bị tiêu chảy do uống thuốc ho và kháng sinh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nếu con bị tiêu chảy nhẹ và sức khỏe vẫn ổn định, hãy tiếp tục cho bé dùng kháng sinh đến hết liều thuốc. Trường hợp con bị tiêu chảy nặng, cha mẹ cần ngừng cho con uống thuốc ngay lập tức; kết hợp bù nước và chất điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Giữ cho con đủ nước: Cho bé uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Không cho con uống nước hoa quả, nước ngọt,… vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Tránh một số loại thực phẩm: Tiếp tục cho con ăn những gì thường ăn, trừ các loại đậu và thức ăn cay. Nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ (khẩu phần nhỏ cho phép con tiêu hóa tốt hơn).

Bé uống thuốc ho bị tiêu chảy – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu con:

  • Bị tiêu chảy nặng.
  • Bị sốt.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Bé tỏ ra rất mệt và không muốn bú/ uống nước.
  • Có dấu hiệu mất nước với biểu hiện như tiểu ít, khô miệng, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Gọi cấp cứu ngay lập tức khi con có biểu hiện:

  • Đau dữ dội.
  • Có nhiều máu trong phân.

Đặc biệt lưu ý: Không cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc ho không kê đơn

Tuyệt đối không tự ý cho bé dưới 2 tuổi uống thuốc ho
Tuyệt đối không tự ý cho bé dưới 2 tuổi uống thuốc ho

Không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc ho không kê đơn (OTC) có chứa chất thông mũi hoặc kháng histamine. Vì các chất này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của con. Các tác dụng phụ thường thấy khi cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc ho OTC bao gồm: co giật, nhịp tim nhanh và tử vọng.

Vào năm 2007, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp để nói về tính an toàn và hiệu quả của các loại thuốc ho, trị cảm lạnh đối với trẻ em. Theo đó, các chuyên gia đã báo cáo về nhiều tác hại nghiêm trọng của loại thuốc này. Trong giai đoạn 2004 – 2005, ước tính có khoảng 1.519 trẻ em dưới 2 tuổi được điều trị tại các khoa cấp cứu của Hoa Kỳ vì các tác dụng phụ liên quan đến việc dùng quá liều thuốc ho và thuốc trị cảm lạnh.

Kết luận

Hi vọng các thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề “bé uống thuốc ho bị tiêu chảy”. Bé bị tiêu chảy khi uống thuốc ho thường khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng; tuy nhiên, đó chưa phải là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của loại thuốc này. Trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng thuốc ho thậm chí có thể đối mặt với tình trạng co giật, thậm chí tử vong. Chính vì thế, cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua và cho con uống thuốc ho không kê đơn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm