“Xử” nhanh hiện tượng bé bị ho và nôn khi ngủ bằng cách này!

Bé bị ho và nôn khi ngủ là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Tuy vậy, không phải phụ huynh nào cũng bình tĩnh để biết cách xử lý đúng. Hãy tham khảo một số mẹo dưới đây để hai mẹ con đều cảm thấy nhẹ nhàng nhé!

“Xử” nhanh hiện tượng bé bị ho và nôn khi ngủ bằng cách này
“Xử” nhanh hiện tượng bé bị ho và nôn khi ngủ bằng cách này

Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ

Ho là phản ứng tự vệ của hệ hô hấp. Trong đó, nôn là hiện tượng xảy ra khi hệ tiêu hóa gặp trục trặc khiến thức ăn đưa xuống dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Dù là 2 biểu hiện từ 2 cơ quan khác nhau nhưng chúng có chung “thủ phạm”:

  • Nhiệt độ thay đổi thất thường: Ban đêm, nhiệt độ thường xuống thấp khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Điều này gây kích ứng cổ họng khiến bé bị ho và nôn khi ngủ
  • Hen suyễn: Trẻ bị ho và nôn còn có thể nghi ngờ do hen suyễn gây ra. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng khò khè và khó thở. Do đường thở bị thu hẹp lại nên chất dịch sẽ ngày càng tích tụ nhiều trong mũi rồi chạy xuống họng gây nên hiện tượng nôn và ho ở trẻ
  • Viêm xoang: Biểu hiện viêm xoang và hen suyễn rất dễ nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, khi bị viêm xoang trẻ sẽ có cảm giác khó chịu nhiều hơn ở mũi, gây tắc nghẽn và phù nề. Đó là nguyên nhân vì sao trẻ bị viêm xoang thường có biểu hiện ho và nôn về đêm

Các bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ho và nôn ở bé
Các bệnh lý đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến gây ho và nôn ở bé

  • Viêm họng: Ngoài ho và nôn, trẻ bị viêm họng sẽ kèm theo biện hiện đau rát, ngứa họng và sốt nhẹ
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên dịch vị dễ bị trào ngược lên thực quản. Từ đó gây kích ứng cổ họng khiến trẻ bị ho và nôn nhiều
  • Nguyên nhân khác: Dị ứng (thời tiết, bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa,…), ăn no, thay đổi tư thế đột ngột, vướng dị vật,…

Làm gì khi trẻ bị ho và nôn?

Trẻ bị ho nôn trớ nhiều theo tần suất dày đặc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thậm chí nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp. Do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp xử lý khi bé bị ho và nôn về đêm:

  • Việc đầu tiên mẹ cần xử lý khi bé bị ho và đêm khi ngủ đó là dùng khăn mềm lau miệng cho bé. Nếu bé bị nôn ra quần áo mẹ nên thay cho bé bộ mới để tránh mùi hôi khiến bé khó chịu hơn
  • Khi bé đang nằm mà bị nôn và ho, phụ huynh không nên bế xốc bé đột ngột. Hành động này sẽ khiến bé nhẹ thì sặc, gây ho nhiều hơn. Trường hợp nặng dịch ói có thể tràn vào phổi gây suy hô hấp, đe dọa tới tính mạng bé. Thay vào đó hãy bế thẳng lưng, đồng thời tay vỗ nhẹ vào lưng bé để tránh bị sốc
  • Trong lúc này, bố mẹ nên kiên trì, nói chuyện, dỗ dành bé nhẹ nhàng, không nên quát mắng khiến trẻ khóc nhiều hơn

Khi bé bị ho và nôn tuyệt đối không được bế xốc gây sặc
Khi bé bị ho và nôn tuyệt đối không được bế xốc gây sặc

  • Hoặc một tay bế bé áp đầu vào ngực, tay còn lại vuốt lưng hướng xuống dưới. Cách xử lý này sẽ giúp bé tránh được tình trạng dịch nhầy trào ngược lên thực quản
  • Nếu bé còn tiếp tục nôn, mẹ hãy đặt bé nằm ở tư thế nghiêng người để tránh dịch thức ăn không tràn vào khí quản
  • Khi cơn ho của bé đã dứt, dấu hiệu nôn trớ cũng tạm ổn định, mẹ hãy kê gối cao cho bé nằm yên để nghỉ ngơi
  • Mẹ không nên cho bé ăn ngay khi vừa nôn hết lượng thức ăn vừa nạp. Hãy để bé nghỉ ngơi một chút. Sau đó hãy cho bé ăn một lượng vừa đủ từng chút một để tránh bị nôn
  • Khi bị ho và nôn trớ, trẻ sẽ bị mất nước. Do đó, mẹ hãy cho bé súc miệng rồi uống vài ngụm nước ấm một cách từ từ để bù nước cũng như làm sạch khoang miệng
  • Nếu tình trạng ho và nôn ở trẻ diễn ra thường xuyên, mẹ nên xem xét lại thực đơn ăn uống của bé. Hạn chế nấu những món ăn cứng, khó nuốt, khó tiêu. Thay vào đó hãy ưu tiên những món mềm, lỏng như cháo hoặc súp,…

Cho bé ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt
Cho bé ăn những món mềm, lỏng, dễ nuốt

Phòng tránh ho và nôn về đêm cho trẻ

Phụ huynh có thể phòng tránh hiện tượng nôn, trớ ở trẻ theo những cách sau:

Trường hợp bé bị ho và nôn khi ngủ trong giai đoạn bú mẹ:

  • Cho trẻ mặc quần áo ấm
  • Bế bé bú ở tư thế phù hợp
  • Dùng tay vuốt nhẹ lưng xuống phía dưới để bé tiêu hóa tốt hơn

Trường hợp trẻ bị ho nôn trớ nhiều trong giai đoạn ăn dặm:

  • Chia nhỏ lượng ăn thành nhiều bữa trong ngày để bé tiêu hóa tốt hơn
  • Ưu tiên những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Cho bé tập làm quen với thức ăn cứng một cách từ từ, tránh làm bé cảm thấy sợ mỗi giờ ăn
  • Trẻ bị nôn trớ nhiều sẽ gây mất cân bằng điện giải. Do đó, mẹ nên bù đắp cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch

Trên đây là một số thông tin hữu ích về hiện tượng bé bị ho và nôn khi ngủ cũng như cách xử lý kịp thời. Mong rằng, chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Trường hợp bé có những biểu hiện bất thường, phụ huynh hãy đưa bé tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

??? Thuốc tăng miễn dịch đường hô hấp là gì

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm