Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ có nguy hiểm không?

Nổi hạch dưới hàm và cổ có thể xuất phát từ nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó điển hình nhất là viêm amidan. Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ là hiện tượng không quá nguy hiểm. Cha mẹ cần điều trị dứt điểm viêm amidan ở trẻ, các khối hạch sẽ tự động tiêu biến.

Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ có nguy hiểm không?

Đôi nét về viêm amidan

Amidan nằm trong hệ thống vòng Waldeyer, thuộc tổ chức lympho, gồm có amidan khẩu cái, amidan vòm, amidan lưỡi và amidan vòi. Do vị trí và đặc điểm cấu tạo nên amidan khẩu cái là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất.

Amidan là một phần của hệ miễn dịch. Nó đảm nhận nhiệm vụ ngăn ngừa sự tấn công của tác nhân gây hại thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, chức năng của amidan còn hạn chế, chưa kể khi lượng vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể vượt quá mức cho phép, cơ quan này sẽ không thể kháng cự, dẫn đến viêm amidan.

Điều này lập lại nhiều lần sẽ khiến amidan dần mất đi khả năng bảo vệ. Lúc này, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ.

Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ là gì?

Hạch hay tuyến bạch huyết, là một phần của hệ thống miễn dịch và tuần hoàn. Chúng là những khối hạch nhỏ hình hạt đậu, nằm dọc theo các mạch bạch huyết. Tuyết bạch huyết có khả năng lọc chất lỏng đi qua nó trước khi đổ vào máu. Chất lỏng tuyến bạch huyết thường trong suốt, đi đến và đi từ các mô trong cơ thể. Nó mang theo chất dinh dưỡng nhưng cũng lấy đi chất độc hại như vi khuẩn, virus và mảnh vụn tế bào.

Viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ là gì?

Thực chất, hạch bạch huyết là lá chắn phòng vệ thứ 2, khi có tác nhân xâm nhập cơ thể gây viêm amidan, trẻ có thể bị sưng họng, nổi hạch dưới hàm và cổ. Hạch nổi dưới hàm do viêm amidan có thể cứng hoặc mềm, ít đau hoặc không đau, có thể là lành tính hoặc tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm.

Viêm hạch góc hàm có nguy hiểm không?

Như đề cập ở trên, viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể. Về cơ bản, viêm amidan không phải là bệnh lý nghiêm trọng, do đó, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, triệu chứng tái phát nhiều lần sẽ khiến các khối hạch ở cổ và dưới hàm bị xơ hóa, không thể thu nhỏ và tự động biến mất. Thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, áp xe vòm họng, viêm phổi, viêm xoang. Đặc biệt, khi ổ viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng, không chỉ xảy ra biến chứng kề cận mà còn có thể gặp các biến chứng toàn thân vô cùng nguy hiểm, điển hình như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận cấp,…

Chính vì vậy, khi trẻ bị viêm họng nổi hạch góc hàm, cha mẹ cần nhanh chóng đưa đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm amidan nổi hạch ở cổ, hàm phải làm sao?

Sưng họng, nổi hạch ở cổ là do viêm amidan gây ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, cha mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu ở trẻ, đồng thời nhanh chóng đưa đến bệnh viện thăm khám. Qua đó xác định được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Viêm amidan nổi hạch dưới cổ ở trẻ không phải bệnh lý quá nguy hiểm, phụ huynh không cần quá lo lắng
Viêm amidan nổi hạch dưới cổ ở trẻ không phải bệnh lý quá nguy hiểm, phụ huynh không cần quá lo lắng

Với trường hợp nổi hạch dưới hàm do viêm amidan ở trẻ, chỉ cần điều trị dứt điểm nhiễm trùng, các khối hạch bạch huyết sẽ tự động tiêu biến. Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc từ bác sĩ, cha mẹ có thể phối hợp với những biện pháp chăm sóc viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ dưới đây:

  • Không cho bé uống nước đá hoặc đồ ăn lạnh
  • Trường hợp viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ gây sốt, cha mẹ cần lập tực bù nước hoặc chất điện giải cho bé
  • Vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên để ngăn ngừa viêm nhiễm. Mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, trong phòng thoáng mát, kín gió. Sau đó dùng khăn mềm lau khô người rồi mặc quần áo ngay
  • Vào mùa lạnh cần lưu ý giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là phần lòng bàn chân, ngực và cổ
  • Thường xuyên súc miệng bằng dung dịch nước muối và đánh răng
  • Mang khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá hoặc người đang mắc bệnh đường hô hấp
  • Cung cấp cho bé nhiều trái cây và rau xanh. Thức ăn dành cho bé nên được chế biến dạng lỏng, mềm dễ nuốt

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm amidan nổi hạch dưới hàm ở trẻ, cũng như cách chăm sóc phù hợp. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của bạn được biết nhé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm