Viêm tai giữa là bệnh không quá khó chữa, nhưng rất dễ tái phát. Sai lầm trong cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tái đi tái lại. Để tạm biệt nỗi phiền toái này, khi chăm sóc trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều sau.
Xây dựng thực đơn hợp lý
Viêm tai giữa gây đau nhức tai. Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, thậm chí giảm sức ăn trong ngày. Lâu dần sẽ khiến trẻ cạn kiệt năng lượng, gây suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, việc bổ sung kịp thời các thực phẩm có lợi trong quá trình điều trị viêm tai giữa cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Vậy trẻ viêm tai giữa nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thực phẩm cần có trong thực đơn của trẻ bị viêm tai giữa
- Thực phẩm giàu vitamin C: Nhằm mục đích tăng cường sức khỏe cho hệ thống phòng thủ, giúp cơ thể phòng tránh lây nhiễm hiệu quả. Thành phần vitamin C được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cà chua, cam, bưởi, quýt, súp lơ, chuối, các loại rau lá xanh,….
- Thực phẩm giàu vitamin A: Có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện khả năng nghe. Đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ tối đa lớp lót trong loa tai. Những thực phẩm giàu vitamin A cần bổ sung đó là bí đỏ, cà rốt, cà tím, dầu cá, gan bò. Lưu ý khi chế biến, mẹ cần nấu chín nhừ để bé nhai, nuốt dễ dàng hơn
- Thực phẩm giàu chất xơ: Trẻ ăn nhiều rau xanh sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ù tai. Kết quả nghiên cứu này đã được chứng minh từ nhiều chuyên gia. Do đó, trong cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, mẹ chớ bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này nhé!
- Thực phẩm giàu Omega 3 và iot: Giúp tăng khả năng kháng viêm và hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch. Cá tuyết, cá hồi, cá ngừ, cá thu, sò, hàu, các loại hạt,… là những thực phẩm rất giàu omega 3 và iot
Những thực phẩm trẻ bị viêm tai giữa cần kiêng
- Thực phẩm gây mưng mủ: Đồ nếp, rau muống, hải sản, thịt màu đỏ,…
- Đồ ăn dai, cứng: Ăn thực phẩm này đòi hỏi cơ hàm của trẻ phải hoạt động liên tục. Điều này ảnh hưởng đến tai, khiến cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn
- Thức ăn chứa đường, nhiều dầu mỡ: Đường và mỡ tìm thấy nhiều trong máu có thể gây cản trở quá trình lưu thông của nó đến khu vực tổn thương. Từ đó khiến viêm tai giữa lâu lành hơn
Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng
Trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ không nên chỉ tập trung điều trị và làm sạch vùng tai. Bởi tai, mũi, họng là 3 cơ quan thông nhau. Do đó, những bộ phận còn lại cũng cần được bảo vệ.
Cách vệ sinh tai:
- Dùng khăn mềm, mỏng thấm nước ấm rồi vệ sinh quanh vành tai và ống tai ngoài của trẻ. Cần bước thực hiện cần nhẹ nhàng, tránh di chuyển đầu khăn vào quá sâu bên trong gây ảnh hưởng tới màng nhĩ
- Ngoài ra, mẹ có thể dùng dung dịch nước muối để vệ sinh tai bé. Cho bé nằm ở tư thế nghiêng người, nhỏ vài giọt nước muối vào tai rồi dùng khăn lau khô
Cách vệ sinh mũi và họng:
Nhỏ mũi và súc họng bằng dung dịch nước muỗi cho bé mỗi ngày. Với trẻ bị nghẹt mũi nặng, sau khi nhỏ nước muối, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút để đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng.
Giảm sốt đúng cách
Viêm tai giữa có thể gây những cơn sốt từ nhẹ đến cao cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần thủ sẵn cách hạ sốt cho trẻ để tránh biến chứng:
- Bổ sung chất lỏng cho bé: Tăng cường cữ bú, uống nhiều nước lọc và nước trái cây
- Chườm khăn ấm tại những khu vực tích tụ nhiệt nhiều như tay, chân, nách, trán
- Ngoài ra phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc Paracetamol
Hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ đến gần với các tác nhân gây viêm nhiễm sau:
- Người có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp
- Người hút thuốc nhiều
- Nơi đông người có nhiều khói bụi
- Cách ly trẻ với các thú nuôi trong nhà. Bởi lông của các “bạn nhỏ” có thể chui vào họng và mũi trẻ
- Rửa tay, sát trùng thường xuyên
- Sau khi tắm xong, trẻ cần được lau khô tai để tránh nước vào tai
- Với trẻ còn đang bú sữa mẹ hoặc bú bình. Mẹ cần bế trẻ đúng tư thế, tránh làm sặc sữa
Hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
Đưa trẻ đến bệnh viện nếu bệnh chuyển biến nặng
Nếu trẻ liên tục có những chuyển biến xấu về sức khỏe. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Những biểu hiện bất thường mà phụ huynh cần chú ý ở trẻ là:
- Trẻ quấy khóc, kêu đau liên tục
- Sốt cao
- Bỏ ăn, lười bú
- Buồn nôn
- Có hiện tượng mất nước và tiêu chảy
Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho phụ huynh, giúp chăm sóc bé tốt hơn!