Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa là nỗi phiền toái của tất cả các bé trong độ tuổi dưới 6. Triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát và gây nguy cơ biến chứng cao. Do đó, bố mẹ cần nắm được cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, giúp dứt điểm hoàn toàn.

Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa
Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Hướng dẫn cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa

Trẻ rất hay bị viêm tai giữa. Nguyên nhân một phần là do sai lầm của phụ huynh, khi chưa điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra ở trẻ. Vi khuẩn, virus chưa được tiêu diệt hoàn toàn, chúng sẽ nhanh chóng di chuyển vào đường ống màng nhĩ và gây tổn thương đến tai giữa.

Trẻ bị viêm tai giữa phải đối mặt với nhiều nỗi phiền toái như đau tai, sốt, giảm khả năng thính giác, khó ngủ,… Không những vậy, viêm tai giữa còn gây ra tình trạng dẫn lưu mủ. Nếu không được vệ sinh đúng cách, tổn thương sẽ ngày càng nặng và nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

Vậy mẹ đã biết cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa chưa? Hãy cùng theo dõi các bước thực hiện dưới đây nhé!

Vệ sinh ngoài tai

Mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn mềm mỏng và một thau nước ấm. Đầu tiên nhúng khăn đẫm nước, vắt kiệt rồi lau nhẹ nhàng lên vùng tai ngoài của bé. Mục đích của bước này là để làm sạch dịch mủ chảy ra ngoài vành tai và những bụi bẩn bám trụ tại đây.

Vệ sinh tai ngoài bằng khăn mềm và nước ấm
Vệ sinh tai ngoài bằng khăn mềm và nước ấm

Lưu ý, mẹ chỉ nên lau nhẹ phần vành tai. Tuyệt đối không được đưa đầu khăn vào quá sâu trong lỗ tai. Vì điều này có thể khiến trẻ bị đau, thậm chí nếu không thao tác cẩn thận sẽ gây chảy máu.

Rửa tai bằng dung dịch nước muối

Nước muối sinh ngoài tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, nó còn có khả năng phá vỡ kết cấu của dịch mủ. Từ đó giúp giảm tắc nghẽn đường ống màng nhĩ. Khi trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ tuyệt đối không được vệ sinh tai cho bé bằng cách ngoáy tai bằng dụng cụ sắc nhọn. Thay vào đó, hãy sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch sâu trong ống tai.

Cách vệ sinh tai cho bé khi bị viêm tai giữa như sau:

  • Chuẩn bị 1 lọ nhỏ nước muối và 1 chiếc khăn mềm/tăm bông
  • Tư thế: Cho bé nằm nghiêng
  • Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch vào tai của bé
  • Ray nhẹ phần vành tai để dung dịch thẩm thấu 
  • Đợi khoảng 10 giây rồi cho bé nằm nghiêng người ở chiều ngược lại để dung dịch nhỏ chảy ra ngoài
  • Dùng khăn mềm hoặc tăm bông để lau khô dung dịch

    Rửa tay bằng dung dịch nước muối
    Rửa tay bằng dung dịch nước muối

  • Cần vệ sinh tai 2 lần/tuần. Tuyệt đối không nên lạm dụng cách này vì có thể gây tổn thương đến tai của bé

Lưu ý: Phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc nhỏ tai kháng viêm hoặc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Trường hợp viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn vỡ mủ, việc vệ sinh tai cho bé cần được thực hiện bởi chuyên gia bác sĩ. Do đó, lúc này bố mẹ nên chuyển bé tới bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Kết hợp vệ sinh mũi họng khi trẻ bị viêm tai giữa

Tai, mũi, họng là các cơ quan chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng hoàn toàn thông nhau và thông ra bên ngoài. Điều này có nghĩa là, bệnh lý tại tai, mũi, họng không phải là riêng biệt mà nó còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác nữa. Do đó, việc sinh mũi họng sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình điều trị viêm tai giữa ở trẻ.

Vệ sinh mũi, họng cho bé
Vệ sinh mũi, họng cho bé

Các bước vệ sinh mũi họng cho bé khi bị viêm tai giữa:

  • Cho bé súc miệng họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn (phù hợp với độ tuổi) để giảm viêm, đờm nhầy. Đồng thời khuyến khích trẻ bổ sung đủ nước uống, sữa, nước trái cây để tăng cường độ ẩm tại họng, loại bỏ đờm tích tụ
  • Nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý (natri clorid 0.9%) nhằm thông thoáng đường thở, giải tỏa tắc nghẽn. Đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, virus bám trụ trong khoang mũi
  • Trường hợp trẻ viêm tai giữa bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Bố mẹ nên hướng dẫn cho bé cách xì mũi đúng cách để tránh gây đau và khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau: Khi bị tắc nghẽn tại mũi, trẻ cần bịt một bên mũi rồi xì mạnh bên còn lại. Tuyệt đối không nên hít mũi để dịch đờm chảy xuống họng

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm tai giữa từ bác sĩ. Bố mẹ đừng quên cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa để hỗ trợ quá trình điều trị nhé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm