Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và biện pháp

Trẻ thường rất dễ bị bệnh đường hô hấp vào thời điểm giao mùa. Trong đó phổ biến nhất là viêm tai giữa. Bệnh lý này khiến trẻ đau, sốt, chảy dịch và gây biến chứng nguy hiểm. Do đó việc phát hiện và phòng ngừa sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ nhỏ!

Cảnh báo biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Cảnh báo biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra tại tai giữa, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Khoảng 75% trẻ em bị ít nhất 1 lần viêm tai giữa khi chúng được 3 tuổi. Và một nửa trong số đó bị 3 lần trở lên.

Tai giữa, cùng với tai ngoài và tai trong là 3 bộ phận của tai. Trong đó, tai giữa chịu chức năng truyền tải tín hiệu âm thanh tới não bộ. Vì vậy, nó là cơ quan quan trọng nhất. Trong tai giữa có chứa một đoạn nhỏ ống Eustachian. Bộ phận này kết nối mũi sau và tai giữa với nhau, đảm nhận nhiệm vụ cân bằng áp suất.

Cấu tạo tai
Cấu tạo tai

Đây cũng là “con đường” để vi khuẩn, virus từ bên ngoài hoặc đã cư trú sẵn trong mũi và họng xâm nhập vào tai giữa và gây viêm nhiễm. Lúc này, tai giữa sẽ bị sưng và viêm khiến cho đường di chuyển của chất lỏng bị tắc nghẽn. Từ đó tạo áp lực lớn lên màng nhĩ gây đau. Thậm chí có thể khiến trẻ bị mất thính lực tạm thời.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể bị nhiễm trùng tai, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai của con bạn: đi học tại cơ sở giữ trẻ tập thể, đi ngủ bằng bình, tiếp xúc với khói thuốc, bất thường về sọ mặt và không cho con bú.

Những yếu tố này sẽ phức tạp hơn nếu ống Eustachian không hoạt động bình thường, có thể do ống Eustachian chưa trưởng thành, adenoids bị viêm, dị ứng môi trường hoặc hở hàm ếch. 

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Sự khởi phát các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em thường diễn ra nhanh chóng và có sự khác nhau giữa trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Bệnh có 2 dạng phổ biến là thể cấp tính và mãn tính, với những triệu chứng đặc trưng sau:

Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa cấp tính

Bệnh thường diễn tiến theo 2 giai đoạn: 

Giai đoạn 1: Ứ mủ

Trẻ có biểu hiện ban đầu là ho, sốt, chảy dịch mũi. Sau đó triệu chứng sẽ ngày càng rõ rệt hơn, trẻ bị mất cân bằng, chóng mặt, dễ ói. Màu sắc của màng nhĩ cũng dần chuyển sang màu xám và có cảm giác sưng phồng.

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Kéo hoặc gãi tai
  • Khóc lóc, cáu kỉnh
  • Nôn mửa, sốt nhẹ
  • Gặp vấn đề về thính giác

Trẻ cảm thấy ngứa, khó chịu ở tai
Trẻ cảm thấy ngứa, khó chịu ở tai

Giai đoạn 2: Vỡ mủ

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh xuất hiện ở giai đoạn trước dần biến mất ở giai đoạn này. Thay vào đó là hiện tượng chảy chất lỏng. Dịch mủ ban đầu có màu trong hoặc vàng chanh. Theo thời gian, dịch nhầy tiết ra ngày càng ồ ạt sẽ làm chúng cô đặc. khiến màng nhĩ dày lên.

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thể mãn tính

Khi bệnh không được kiểm soát tốt ở thể cấp tính sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trẻ bị viêm tai giữa mãn tính sẽ rất khó điều trị dứt điểm. Tình trạng chảy dịch tai sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Nhất là sau mỗi đợt ho, cảm lạnh, sốt,…

Màu sắc, kết cấu và mùi vị của dịch mủ cũng có sự biến chuyển rõ rệt: Mùi hôi khó chịu, đặc, màu sẫm, đôi khi còn lẫn cả máu. 

Chất dịch chảy ra thường xuyên hơn gây ảnh hưởng đến khả năng nghe ở trẻ
Chất dịch chảy ra thường xuyên hơn gây ảnh hưởng đến khả năng nghe ở trẻ

Thêm vào đó, trẻ sẽ bắt đầu có hiện tượng ù tai, đau tai, nặng tai, ảnh hưởng đến khả năng thính giảm. Khi quan sát trên hình ảnh Xquang, màng nhĩ của trẻ sẽ xuất hiện một lỗ thủng.

Phòng và điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Một số nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải là: áp xe não, liệt mặt, nhiễm trùng máu,… 

Dưới đây là một số giải pháp điều trị và phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả ở trẻ:

Cách điều trị viêm tai giữa cho trẻ nhỏ

Quá trình điều trị sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi trẻ. Nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp tính, các triệu chứng diễn ra trong giai đoạn 1 và chưa có tình trạng chảy mủ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc nhằm giảm triệu chứng như: Thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau,…

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ

Nếu có hiện tượng tai chảy dịch mủ, trước tiên phụ huynh cần vệ sinh tai cho bé thật sạch sẽ. Sau đó nhỏ dung dịch Clorocid (hoặc có thể dùng dạng bột) để ngăn ngừa nhiễm khuẩn ngoài. 

Một số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa sẽ được yêu cầu phẫu thuật nếu gặp tình trạng viêm xương chùm. Mục đích của việc này là để loại bỏ hết phần xương chùm bị viêm, tránh biến chứng.

Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa là vô cùng cần thiết để giảm thiểu nguy cơ trẻ mắc bệnh:

  • Khi trẻ bị ho, sốt, cảm lạnh hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, bố mẹ nên điều trị cho trẻ một cách dứt điểm. Cho trẻ uống thuốc đủ và đúng liệu trình
  • Làm sạch lỗ tai cho trẻ thường xuyên bằng các dụng cụ mềm
  • Tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp
  • Tránh xa những tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi bẩn, thuốc lá,…
  • Giữ cho không gian nhà luôn thoáng mát, sạch sẽ
  • Khi trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, bố mẹ cần đưa đến bệnh viện kịp thời

Trên đây là những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ cũng như các giải pháp điều trị và phòng ngừa. Hy vọng với thông tin chia sẻ này, bố mẹ có thể sớm phát hiện căn bệnh này ở trẻ. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm