Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 6 tuổi. Triệu chứng của viêm tai giữa rất dễ tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Vậy mẹ đã biết cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em dứt điểm chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cập nhật được nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!
Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ em
Đau tai ở trẻ em có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng ở khoang sau màng nhĩ (tai giữa). Viêm tai giữa thường xảy ra sau khi các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, cảm lạnh, ho,… xuất hiện trong một vài ngày.
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Trẻ nhỏ có vòi trứng ngắn, mềm, nằm ngang và dễ bị tắc hơn so với trẻ lớn và người lớn.
Tình trạng nhiễm trùng sẽ xảy ra tại ống thính giác, gây sưng và tắc nghẽn đường di chuyển của chất lỏng. Dẫn đến tình trạng tích tụ, tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn, virus và nấm hoạt động.
Sưng tấy do nhiễm trùng có thể gây đau do tăng áp lực lên màng nhĩ. Áp lực có thể làm cho màng nhĩ bị thủng. Vỡ màng nhĩ lần đầu không nghiêm trọng và không gây giảm thính lực. Tuy nhiên, việc vỡ màng nhĩ âm thanh nhiều lần có thể dẫn đến mất thính giác.
Ngoài ra, các triệu chứng lâm sàng ở trẻ bị viêm tai giữa còn có thể là:
- Biếng ăn, quấy khóc
- Sốt, nôn
- Xuất hiện tình trạng dẫn lưu
- Màng nhĩ sưng đỏ
- Nhức đầu, chóng mặt
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ sẽ thuyên giảm từ 1 – 2 ngày. Sau thời gian này, nếu triệu chứng vẫn tái diễn và ngày càng nghiêm trọng hơn, bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em:
Phương pháp nội khoa
Ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có hiện tượng chảy dịch, trẻ sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị như sau: Thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt…
Liệu trình điều trị: Tối thiểu 1 tuần.
Ngoài ra, trẻ sẽ được dùng thêm thuốc nhỏ tai để chống viêm, giảm lây nhiễm. Tuy nhiên, thuốc nhỏ tai sẽ được chia làm 2 loại: Thuốc nhỏ tai thủng màng nhĩ và thuốc nhỏ tai chưa thủng màng nhĩ. Do đó, bố mẹ cần quan sát biểu hiện của bé để dùng thuốc sao cho phù hợp.
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng phương pháp nội khoa cần lưu ý những điều sau:
- Thuốc điều trị viêm tai giữa cho trẻ phải được kê đơn từ bác sĩ. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua
- Mọi chỉ dẫn về liều lượng, cách dùng cần tuân thủ theo bác sĩ
- Không sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid cho trẻ dưới 3 tuổi (kanamycin, gentamycin,…). Bởi nhóm thuốc này khi đi vào cơ thể có thể tích tụ độc tố tại ốc tai, gây nguy cơ mất thính giác
Đặt ống thông màng nhĩ
Đặt ống thông màng nhĩ là cách chữa viêm tai giữa cho trẻ em được chỉ định trong trường hợp thuốc kháng sinh không đáp ứng hiệu quả điều trị. Phương pháp này mang đến hiệu quả cho trẻ bị viêm tai giữa mãn tính, chất lỏng bị tích trong ống tai một thời gian dài. Cụ thể, nó giúp đưa dịch ứ ra ngoài. Đồng thời giảm tình trạng tích tụ thêm.
Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách đặt ống thông nhĩ Diablo vào màng nhĩ. Sau khoảng vài ngày lấy ra, vết thương sẽ tự lành.
Phương pháp phẫu thuật
Trường hợp đã áp dụng các cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em trên nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật.
Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính. Điều này làm tăng nguy cơ gặp biến chứng ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn như viêm não, áp xe màng não, viêm màng não,…
Quá trình phẫu thuật viêm tai giữa ở trẻ chỉ được thực hiện khi tai giữa hình thành cholesteatoma. Đây như một dạng phát triển bất thường của da. Nó cuộn thành từng túi, khiến các lớp da cũ bị bong. Theo thời gian, kích thước của cholesteatoma tăng lên có thể gây ảnh hưởng đến thính giác và khả năng cân bằng áp suất. Do đó, trẻ cần được chỉ định phẫu thuật nhanh chóng để cắt bỏ u nang, tránh trường hợp nó phát triển lớn hơn.
Kết hợp chăm sóc trẻ tại nhà
Chăm sóc tại nhà là bước vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và gia tăng hiệu quả của phương pháp điều trị:
- Trẻ cần được vệ sinh mũi, họng và tai thường xuyên. Các bộ phận này thông với nhau nên rất dễ lây nhiễm
- Không dùng vật sắc, cứng, nhọn quấy tai cho trẻ để tránh làm tổn thương niêm mạc
- Viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhai. Do đó, mẹ nên cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt. Bên cạnh đó, không quên việc cân bằng dưỡng chất cho trẻ trong mỗi bữa ăn
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời nếu có biện hiện bất thường như sốt cao, nôn trớ, trẻ quấy khóc không ngừng,…
Trên đây là các cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến giải pháp hữu ích cho bố mẹ để chăm sóc bé yêu tốt hơn.