Sai lầm của mẹ khiến bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc!

Mỗi lần bé bị ho là mẹ lại lo “sốt vó”. Nhất là khi bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc. Vậy phải chăng mẹ đã cho bé dùng sai thuốc? Hay vì lý do nào khác?

Sai lầm của mẹ khiến bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc
Sai lầm của mẹ khiến bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc

Nguyên nhân bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc

Ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Hành động này nhằm mục đích tống “vật lạ” ra khỏi đường hô hấp.

Cơn ho của bé không khó điều trị như nhiều người nghĩ. Trường hợp trẻ chớm ho, chỉ cần chăm sóc vài ngày là có thể hồi phục. Với trường hợp ho dai dẳng, tùy vào độ tuổi mà bé sẽ được chỉ định dùng thuốc thích hợp. Thông thường, thuốc trị ho sẽ có hiệu quả sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, có nhiều mẹ than rằng “bé đã uống thuốc nhưng vẫn ho, thậm chí là ho nhiều hơn”. Hãy cùng chúng tôi lý giải tình huống này nhé!

Tự làm bác sĩ của con

Ho khan và ho đờm là 2 loại ho thường gặp ở trẻ. Với mỗi thể ho sẽ có loại thuốc đặc trị riêng. Nhiều phụ huynh chưa xác định rõ triệu chứng ho ở trẻ đã vội vàng áp dụng những mẹo dân gian. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị ho ở trẻ.

Tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa thông qua bác sĩ có thể khiến bé ho nhiều hơn
Tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa thông qua bác sĩ có thể khiến bé ho nhiều hơn

Bên cạnh đó, việc phụ huynh tự ý mua thuốc ho cho bé mà chưa thông qua bác sĩ

cũng có thể dẫn tới tình trạng dùng sai thuốc. Cụ thể như:

  • Mua thuốc long đờm trong khi trẻ bị ho khan: Loại thuốc này sẽ khiến đờm tiết mạnh mẽ hơn. Khi thuốc hết tác dụng sẽ gây tắc nghẽn tại họng khiến trẻ bị ho nặng hơn ban đầu
  • Mua thuốc ức chế ho trong khi bị ho đờm: Lúc này, lượng đờm tích tụ trong khoang mũi và họng sẽ càng gia tăng do không được loại bỏ đúng cách. Trẻ sẽ ngày càng cảm thấy khó chịu, khó thở khiến bệnh không hề được thuyên giảm mà theo chiều hướng nặng hơn

Dùng sai liều lượng

Bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc còn bắt nguồn từ nguyên nhân phụ huynh cho bé uống sai liều lượng. Thông thường, thuốc kháng sinh thường có liệu trình trong vòng 10 ngày. 

Tâm lý của phụ huynh lúc nào cũng muốn con sớm khỏi bệnh nên thường thấy triệu chứng của con khá hơn là dừng. Tác hại của việc cho bé uống thuốc không đủ liều lượng dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Nghĩa là, trong đợt bệnh sau, trẻ sẽ phải dùng liệu trình kháng sinh khác, dễ gây tác dụng phụ hơn.

Không kiêng khem

Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ uống lạnh, kem, nước ngọt có gas,…. Đây là những thực phẩm trẻ cần kiêng khem khi bị ho. Nếu trong quá trình điều trị, phụ huynh vẫn cho trẻ sử dụng những thực phẩm này thì việc dùng thuốc sẽ không có tác dụng.

Cho bé ăn nhiều thực phẩm dễ gây kích ứng có thể khiến ho nhiều hơn
Cho bé ăn nhiều thực phẩm dễ gây kích ứng có thể khiến ho nhiều hơn

Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc điều trị sẽ yêu cầu trẻ kiêng một số thực phẩm nhất định. Bởi chúng có thể gây cản trở đến quá trình hấp thụ thuốc của cơ thể. Chẳng hạn như kiêng sữa, thịt gà, đồ tanh,…

Giải pháp khắc phục bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn

Dưới đây là những cách xử lý khi bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn mà phụ huynh nên tham khảo:

Đưa trẻ đến bệnh viện

Khi trẻ có dấu hiệu ho nặng hơn sau khi dùng thuốc, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Bố mẹ hãy nhớ trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé trước và sau khi dùng thuốc để thay đổi đơn thuốc phù hợp.

Lưu ý: Sau khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc mới, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo liều lượng và cách dùng đã khuyến cáo. 

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sẽ để được thay đổi đơn thuốc phù hợp
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sẽ để được thay đổi đơn thuốc phù hợp

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị ho

  • Nếu trẻ bị ho khan: Trường hợp này có thể xuất phát từ tác nhân thời tiết hoặc dị ứng với thực phẩm. Mẹ cần cho bé tránh xa với bụi bẩn, lông thú nuôi, phấn hoa, hóa chất,… Đồng thời thường xuyên vệ sinh mũi, họng, tay, chân để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng. Chẳng hạn như các loại hạt, nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống lạnh, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ,…
  • Nếu trẻ bị ho đờm: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ long đờm để chất nhầy mắc kẹt tại họng nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Còn với trẻ lớn hơn, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước mũi để hỗ trợ đẩy đờm ra ngoài. Bên cạnh đó, khi bé ngủ hãy cho bé gối cao đầu để tránh tắc nghẽn đờm, mang lại cảm giác dễ chịu giúp bé ngủ ngon hơn
  • Ngoài ra, bố mẹ không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa 24/24. Khi trời lạnh, trẻ cần được mặc đủ quần áo ấm, nhất là các vùng như tay, chân, bụng, ngực, cổ, tai. Mang khẩu trang cho bé khi ra ngoài. Cho bé ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên món ăn chế biến dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa,…

Cho bé ăn những thực phẩm dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa
Cho bé ăn những thực phẩm dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa

  • Đặc biệt, để giúp rút ngắn thời gian điều trị cho bé, phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm siro ho thảo dược. Nhóm sản phẩm này có tác dụng làm mát họng, dịu họng, giảm đau, ngứa, rát ngay tức thì. Từ đó mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn, bớt cáu gắt giúp mẹ chăm con nhẹ nhàng hơn. Một số sản phẩm siro ho thảo dược mà mẹ có thể tham khảo là: Fitobimbi Propoli, Fitobimbi Broncamil, Xịt họng Golanil, Fitobimbi Tussiflux,….

??? Xem nhiều hơn: Cách trị ho cho bé tại nhà

Trên đây là giải đáp vì sao bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc cũng như cách giải quyết cho phụ huynh. Mong rằng với thông tin trên, mẹ đã “bỏ túi” cho mình chia sẻ hữu ích để chăm bé tốt hơn, giúp con khỏe mạnh, chóng lớn!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm