Trẻ ho có tiêm phòng được không? Cách chăm sóc trẻ

Trẻ ho có tiêm phòng được không là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Bởi mẹ lo lắng con đang ho mà tiêm phòng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây

??? Xem thêm:

Trẻ ho có tiêm phòng được không? – vshh

Trẻ ho có tiêm phòng được không còn tùy thuộc vào hiện trạng của bé. Thông thường, trước khi tiêm vacxin cho bé, nếu mẹ khai báo tình trạng hiện tại của con, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Dựa trên kết quả kiểm tra sẽ đưa ra quyết định có nên tiêm phòng cho trẻ hay không. Trường hợp cụ thể như sau:

  • Nếu bé bị ho nhẹ, thân nhiệt vẫn bình thường, bé vẫn ăn uống, vui chơi, chạy nghịch bình thường thì trẻ có thể được tiêm phòng mà không gặp bất cứ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Nếu bé ho kèm sốt nhẹ (khoảng 37.5 – 38 độ C), ngoài ra không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Trong trường hợp này, nếu đã đến lịch tiêm phòng cho bé thì vẫn có thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ nên để bé được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có quyết định sáng suốt nhất.

Tùy vào thể trạng của bé mà bác sĩ quyết định có hoàn thời gian tiêm phòng hay không?

Trường hợp bé ho không được phép tiêm vacxin – vshh

Mặc dù việc trẻ ho có được tiêm phòng không phụ thuộc khá nhiều vào thể trạng của bé. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên biết những trường chống chỉ định tiêm phòng. Cụ thể như sau:

  • Bé ho nhiều, thân nhiệt tăng cao, ngủ khó đánh thức hoặc trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng
  • Trẻ đang hoặc vừa ngừng sử dụng thuốc chứa thành phần Corticoid liều cao
  • Trẻ đang được hóa trị, xạ trị
  • Ngừng tiêm phòng sống giảm độc lực khi trẻ đang hoặc vừa kết thúc dùng sản phẩm Globulin
  • Trẻ mới sinh, cân nặng nhỏ hơn 2kg

Không nên tiêm phòng cho bé trong trường hợp, trẻ ho kèm theo dấu hiệu bất thường
Không nên tiêm phòng cho bé trong trường hợp, trẻ ho kèm theo dấu hiệu bất thường

Tóm lại, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng và băn khoăn rằng trẻ bị ho có tiêm phòng được không. Bởi nếu bé chỉ ho đơn thuần và không kèm theo các triệu chứng bất thường như sốt, ngủ li bì thì vẫn có thể tiêm phòng bình thường. Ngoại trừ những trường hợp kể trên, buộc phải tạm hoãn lịch tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé yêu.

Lúc này, điều phụ huynh cần làm đó là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Đồng thời cho trẻ nghỉ ngơi để lấy lại sức. Khi cơ thể bình phục hoàn toàn, trẻ có thể tiêm phòng lại.

Thông thường, tiêm phòng cho trẻ sẽ có lịch cố định. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, nếu trẻ không tiêm phòng được đợt này thì hoàn toàn có thể tiêm vào đợt sau mà không làm ảnh hưởng đến công dụng phòng bệnh của vacxin.

??? 15 cách trị ho cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả cực cao

Xử lý tình trạng ho của bé trước khi tiêm phòng – vshh

  • Mỗi đợt bệnh, dù là nặng hay nhẹ, trẻ thường có xu hướng biếng ăn, lười bú. Lúc này, điều mẹ cần làm để giúp bé mau hồi phục là khuyến khích con ăn và bú nhiều cữ trong ngày.
  • Khi trẻ ho thường nôn trớ, vì vậy trước bữa ăn, mẹ nên cho bé uống vài thìa nước. Sau đó thực hiện kỹ thuật vỗ long đờm để giúp đẩy bớt dịch nhầy ra khỏi cổ họng. Điều này sẽ giúp trẻ thông họng, giảm ho, hạn chế tình trạng nôn trớ thức ăn.

Không để bé nôn trớ sau ăn
Không để bé nôn trớ sau ăn

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm để giúp làm dịu cổ họng, long đờm. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại nước ép trái cây để vừa cấp nước, vitamin và khoáng chất có lợi cho bé.
  • Để hạn chế tối thiểu việc lạm dụng thuốc kháng sinh, mẹ có thể giúp bé giảm cơn ho bằng cách sử dụng một số bài thuốc dân gian. Chẳng hạn như: tinh đây tràm, gừng, bạc hà,… húng chanh + đường phèn, chanh đào ngâm mật ong (trẻ trên 1 tuổi),…
  • Nếu bé ho có đờm, mẹ nên tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối. Thực hiện việc này mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp bé giảm được tình trạng nghẹt mũi, khó chịu ở cổ họng.
  • Mùa đông cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là các vùng quan trọng trên cơ thể như cổ, bụng, tai, tay, chân.

Giữ ấm cơ thể cho bé
Giữ ấm cơ thể cho bé

  • Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, nhất là khu vực phòng ở của bé. Nếu chất lượng không khí thấp, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cho bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với người bị viêm họng, cảm cúm,… để tránh trường hợp bị lây nhiễm.

Trên đây là giải đáp “trẻ ho có tiêm phòng được không?” và cách chăm sóc khi con bị ho. Trước khi quyết định tiêm phòng cho bé, mẹ hãy chắc chắn rằng đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm