Trẻ ho có đờm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ

Trẻ ho có đờm là một trong những dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp. Việc nhận biết sớm triệu chứng, đưa ra giải pháp điều trị kịp thời và phù hợp sẽ giúp trẻ tránh những biến chứng khôn lừa.

??? Xem nhiều hơn:

Những thông tin cần biết về trẻ ho có đờm
Những thông tin cần biết về trẻ ho có đờm

Trẻ ho có đờm là gì?

Ho đờm là trường hợp trẻ gặp khó khăn khi hô hấp do các yếu tố cản trở như dịch phế nang, dịch họng, dịch khí quản, mủ, bã đậu,… Từ đó tạo kích thích cổ họng khiến trẻ ho mạnh để tống chúng ra ngoài.

Trên thực tế, ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể khỏi sự xâm hại của các yếu tố “lạ” từ bên ngoài. Tuy vậy, nó lại đem tới nhiều bất lợi cho trẻ nhỏ. Cơn ho kéo dài khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và giấc ngủ. Thậm chí, từ những cơn ho đờm đơn giản, trẻ có thể dẫn đến những bệnh lý hô hấp nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân và triệu chứng trẻ sơ sinh ho có đờm

Hiện tượng ho kèm dịch đờm chứng tỏ đường hô hấp của trẻ đang bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể do một số bệnh lý sau:

Viêm họng cấp: Đây là căn bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ mắc cao nhất ở trẻ. Khi bị viêm họng cấp, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau rát họng, sưng họng, ho đờm, sốt, quấy khóc,…

  • Ho gà: Cơn ho ở trẻ sẽ từ nhẹ đến nặng. Sau đó có thể kèm theo một số triệu chứng như chảy nước mũi, đau rát họng, tăng tiết đờm gây khó khăn trong hô hấp
  • Viêm khí phế quản cấp: Trong những ngày đầu của bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện ho khan. Sau đó bắt đầu ho đờm, đặc tiếng, thở khò khè
  • Hen phế quản: Bệnh gây tắc nghẽn đường thở khiến trẻ bị ho từng cơn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Ngoài ra, trẻ bị hen phế quản còn có cảm giác đau tức ngực, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và trong sinh hoạt
  • Viêm phổi: Triệu chứng viêm phổi nghiêm trọng hơn so với các bệnh lý khác trẻ sẽ cảm thấy khó thở, thở nhanh, ho đờm, sốt cao, lạnh người

Trẻ ho có đờm là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm đường hô hấp
Trẻ ho có đờm là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý viêm đường hô hấp

Ngoài ra, trẻ bị ho đờm có do một số tác nhân như dị ứng khói bụi, phấn hoa, hóa chất, thời tiết, hít phải khói thuốc lá. Hoặc do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus qua đường hô hấp.

Trẻ ho đờm phải làm sao?

Ngay khi trẻ xuất hiện triệu chứng, bố mẹ nên áp dụng ngay cách trị ho có đờm theo các phương pháp dưới đây:

Trẻ bị ho đờm dùng gì để hỗ trợ

Xét theo cơ chế điều trị, thuốc ho đờm cho trẻ được chia theo từng nhóm sau:

  • Thuốc long đờm: Giảm ho đờm theo cơ chế đánh tan dịch nhầy, giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng. Từ đó giảm kích ứng cổ họng, cải thiện cơn ho nhanh chóng. Một số loại thuốc thuộc nhóm này là Terpinhydrat, Natribenzoat, Guaiffenesin,…
  • Thuốc làm giáng đờm: Có tác dụng làm cho liên kết đờm trở nên lỏng lẻo hơn. Từ đó chúng dễ dàng bị thải ra ngoài hơn. Thuốc giáng đờm phù hợp với trẻ nhỏ là carbocystein, Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol,…
  • Siro làm dịu họng, tiêu đờm, giảm ho: Mẹ nên chọn cho bé dòng sản phẩm siro ho được điều chế từ thảo dược chuẩn hóa Châu Âu. Những loại siro ho đờm này được đánh giá là an toàn, phù hợp với cơ địa trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.
  • Xịt họng Golanil: Bảo vệ đường hô hấp nhờ hiệu ứng màng dính muco. Từ đó làm giảm nhanh triệu chứng đau họng, sưng họng, khô họng, cải thiện cơn ho đờm nhanh chóng. Sản phẩm phù hợp với đối tượng trẻ từ 0 tuổi trở lên.
  • Fitobimbi Broncamil: Làm loãng đờm, hỗ trợ giảm ho, giúp thông thoáng đường thở. Sản phẩm phù hợp với đối tượng trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Fitobimbi Propoli: Dịu cơn ho đờm do cảm lạnh, nâng cao sức khỏe hệ hô hấp. Sản phẩm phù hợp với đối tượng trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Fitobimbi Tussiflux: Cải thiện cơn ho, dịu họng, giảm các triệu chứng gây bởi cảm cúm. Sản phẩm phù hợp với đối tượng trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu
Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu

Bài thuốc dân gian trị ho có đờm

  • Rau diếp cá + nước vo gạo: Rau diếp cá nhặt sạch, ngâm với nước muối rồi thái nhỏ. Sau đó nấu cùng nước vo gạo. Khi chín lọc lấy nước cho bé uống
  • Gừng + đường phèn: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, thêm vài viên đường phèn rồi đem chưng. Sau khoảng 15 phút là có thể tắt bếp. Lấy nước cốt gừng và đường phèn cho bé uống
  • Lá hẹ + đường phèn: Lá hẹ sơ chế sạch, cắt khúc rồi chưng cùng đường phèn. Khi đường tan hết là có thể tắt bếp. Gạt bỏ phần lá hẹ, chỉ giữ lại nước và cho bé uống
  • Tỏi + gừng + đường nâu: Cần vài tép tỏi và 1 củ gừng nhỏ. Tỏi đem đập dập, gừng thái sợi. Sau đó trộn đường nâu với 2 nguyên liệu này rồi cho lên bếp nấu lửa nhỏ. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước, đợi nguội rồi cho bé uống

Bài thuốc dân gian trị ho đờm cho trẻ
Bài thuốc dân gian trị ho đờm cho trẻ

???Xem nhiều hơn các bài thuốc dân gian trị ho đờm tại đây!

Trẻ ho có đờm kiêng ăn gì, ăn gì để nhanh khỏi

Thực phẩm hữu ích

Để giảm cảm giác khó chịu cũng như ngăn bệnh diễn biến nặng hơn, mẹ nên áp dụng nguyên tắc ăn uống sau cho bé:

  • Đồ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt: Trẻ bị ho có đờm sẽ có cảm giác khô, ngứa rát họng. Để tránh tổn thương thêm nghiêm trọng, mẹ nên chế biến những món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt cho bé. Chẳng hạn như những món cháo, súp, nước canh rau củ,… kết hợp cùng các loại rau củ hoặc thịt sẽ kích thích vị giác, bé sẽ ăn uống ngon miệng hơn
  • Bổ sung vitamin A, C: Các loại hoa quả họ cam như bưởi, chanh, cam, quýt hay các loại rau củ như khoai lang, củ cải trắng, súp lơ xanh, rau bina,… đều là những thực phẩm rất giàu vitamin A, C. Không chỉ chứa dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ, chúng còn giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, bồi bổ sức khỏe. Từ đó giúp cơ thể phòng vệ và ngăn ngừa triệu chứng ho đờm tái phát
  • Tỏi, hành tây: Đây là những gia vị mạnh, có tính cay, ấm nên có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho rằng, trong hành tây và tỏi chứa nhiều kháng sinh tự nhiên tốt để giảm ho và cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả
  • Cà rốt: Loại củ này được mệnh danh là “siêu thực phẩm” trị ho. Người ta tìm ra trong thành phần của cà rốt có chứa hợp chất falcarinol, có tác dụng cải thiện các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, ho đờm, ho khan, cảm lạnh, viêm phổi,…
  • Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò là chất lỏng có tác dụng phá vỡ cấu trúc của đờm. Từ đó kích thích cơ thể đẩy chất nhờn ra ngoài dễ dàng hơn

Dinh dưỡng cho bé bị ho đờm
Dinh dưỡng cho bé bị ho đờm

Thực phẩm cần tránh

  • Đồ ăn chiên rán: Khó tiêu, tăng tiết dịch đờm khiến cơn ho nghiêm trọng hơn
  • Thức ăn cay nóng: Kích thích cổ họng gây ho dai dẳng
  • Các loại hạt: hạt dưa, đậu phộng, hạt điều
  • Đồ lạnh, kem: Khiến cổ họng bị sưng, viêm gây tổn thương niêm mạc họng

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị ho có đờm tại nhà

Phụ huynh cần chủ động trong công tác chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ tại nhà để tránh bệnh tình tái phát và diễn biến nặng hơn:

  • Giữ ấm cơ thể cho bé, mang khẩu trang khi ra nơi đông người, nơi khói bụi
  • Vệ sinh tay trẻ thường xuyên
  • Cho bé súc miệng và nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối
  • Tránh xa những tác nhân gây bệnh: hóa chất, lông thú nuôi, khói thuốc lá,…
  • Bổ sung cho bé nhiều nước uống
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
  • Tiêm vắc xin theo định kỳ để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm

Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về trẻ ho có đờm. Mong rằng, chia sẻ trên đây đã cho phụ huynh cái nhìn rõ ràng nhất về bệnh lý này. Từ đó có giải pháp phòng ngừa và điều trị cho trẻ đúng đắn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm