Trẻ ho khan: 7 nguyên nhân gây ho và cách chăm sóc hiệu quả

Trẻ ho khan từng cơn khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Nhìn thấy con quấy khóc, nôn trớ, ăn uống kèm, ngủ không ngon, bố mẹ nào cũng cảm thấy sốt ruột. Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ bị ho khan và giải pháp đối phó với tình trạng này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ!

Trẻ ho khan: Giải mã 7 nguyên nhân gây ho và cách chăm sóc hiệu quả
Trẻ ho khan: Giải mã 7 nguyên nhân gây ho và cách chăm sóc hiệu quả

Thế nào là trẻ ho khan?

Ho khan diễn ra trong nhiều ngày khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu vào ban ngày. Thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Trẻ bị ho khan có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, dai dẳng trong nhiều ngày hoặc có thể lên tới vài tuần.

Lý do có tên gọi ho khan đó là vì nó không tạo ra bất kỳ chất nhầy hoặc đờm nào. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể nhận biết triệu chứng ho khan của trẻ thông qua âm thanh phát ra. Tiếng ho khan mạnh mẽ hơn và không “khù khụ” như ho đờm. Ngoài ra, người bị ho khan sẽ có cảm giác khô, đau rát, khó chịu ở cổ họng.

Ho khan là một triệu chứng của đường hô hấp khi bị kích thích hoặc bị viêm. Nhiều trường hợp trẻ ho khan phải cần tới sự trợ can thiệp của y tế. Trong khi đó, với những trường hợp nhẹ, phụ huynh hoàn toàn có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà.

Đi tìm nguyên nhân bé bị ho khan từng còn

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ho khan ở trẻ:

Chảy dịch mũi sau

Khi dịch tích tụ trong khoang mũi quá dày đặc, chúng sẽ nhỏ xuống họng. Từ đó gây gây kích thích vùng họng, buồn nôn và xuất hiện những cơn ho khan.

Dị ứng

Hệ miễn dịch coi những “vật lạ” như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, lông động vật,..là những mối đe dọa tiềm tàng gây nên bệnh lý về hô hấp. Khi những yếu tố này xâm nhập, cơ thể chúng ta sẽ “đối phó” bằng cách giải phóng histamine. Sự sản sinh quá nhiều histamine có thể gây kích ứng cổ họng, gây nên những cơn ho khan.

Trẻ dị ứng gây ho khan
Trẻ dị ứng gây ho khan

Hen suyễn

Đây là bệnh lý mãn tính, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Khi bị bệnh, trẻ sẽ gặp khó khăn trong hô hấp, lên cơn khó thở, kèm theo đó là triệu chứng ho khan kéo dài.

Covid – 19

Virus corona gây ra một loạt các triệu chứng, nhưng ho khan dường như là phổ biến nhất. Nếu trẻ đồng thời xuất hiện những triệu chứng điển hình của Covid 19 như đau họng, đau nhức cơ thể, khó thở, sốt, mất vị giác hoặc khứu giác,… Hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được cách ly và điều trị.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Cảm lạnh và cúm là những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên gây nên cơn ho khan dai dẳng nhiều ngày. Thậm chí có trẻ sẽ bị ho khan trong nhiều tuần. Trong giai đoạn đầu của bệnh, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, đau đức, đau họng, buồn nôn, biếng ăn,…

Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên

Bệnh ho gà

Đây là bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng. Giai đoạn đầu của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh nên rất khó phát hiện. Theo thời gian, cơn ho sẽ nghiêm trọng hơn, kèm theo tiếng “khụ khụ”, sốt nhẹ và chán ăn.

Hiện nay thế giới đã nghiên cứu thành công vắc xin phòng ngừa ho gà. Vì vậy, số ca nhiễm bệnh ở trẻ ngày càng giảm. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà ở trẻ.

Nguyên nhân khác

  • Ho do “thói quen” không rõ nguyên nhân cụ thể
  • Do hóc thức ăn
  • Do tác dụng phụ từ thuốc,…

Bé ho khan liên tục phải làm sao?

Có rất nhiều cách xoa dịu cơn ho khan của bé. Dưới đây là một số cách phổ biến.

Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?

Khi cho bé dùng thuốc trị ho, bố mẹ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp dùng thuốc không liên tục gây mất tác dụng của thuốc:

  • Thuốc ức chế cơn ho: Với thành phần chủ yếu là dextromethorphan, thuốc mang đến tác dụng ức chế trung tâm thần kinh. Từ đó cải thiện tình trạng bé bị ho khan từng cơn hiệu quả.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc có tác dụng thông mũi, giảm sưng, mang lại cảm giác dễ thở hơn cho bé. Ngoài ra, loại thuốc này còn giúp làm cải thiện tình trạng chảy dịch mũi – nguyên nhân phổ biến gây ho khan ở trẻ.
  • Các loại siro ho cho bé: Đây là giải pháp trị ho khan ở trẻ được nhiều bà mẹ lựa chọn. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ và kích ứng cho trẻ nhỏ. Với chiết xuất 100% thảo dược siro ho sẽ giúp dịu họng, giảm đau, sưng và viêm. Từ đó phục hồi niêm mạc và hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Một số sản phẩm nổi bật là Fitobimbi Broncamil, Fitobimbi Propoli, xịt họng Golanil, Fitobimbi Tussiflux.

??? Siro ho khan cho bé nào tốt?

Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu
Vệ sĩ hô hấp bảo vệ bé yêu

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Mẹ nhớ cho bé uống nước đầy đủ

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ ho khan đó chính là bổ sung nước uống đầy đủ. Nước sẽ giúp làm dịu họng, giảm cảm giác đau rát và khó chịu cho bé. Bên cạnh đó, cấp nước cho cơ thể đầy đủ sẽ ngăn được tình trạng mất nước. Từ đó giúp thể trạng bé nhanh chóng phục hồi.

Làm sạch khoang mũi

Khi trẻ ho khan, mẹ nhớ vệ sinh khoang mũi cho bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối nhé! Đây là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự lây nhiễm, giúp rút ngắn thời gian điều trị ho khan hiệu quả.

Các bước làm sạch khoang mũi như sau:

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý mua tại tiệm thuốc tây
  • Nhỏ 1-2 giọt vào hai bên mũi của bé
  • Dùng khăn mềm lau nhẹ mũi của bé để lấy đi chất dịch nhầy chảy ra ngoài
  • Các bước tiến hành cần được thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây đau và làm tổn thương niêm mạc mũi

Vệ sinh mũi họng cho bé
Vệ sinh mũi họng cho bé

Sử dụng tinh dầu

Phụ huynh có thể khuếch tán các loại tinh dầu tự nhiên như bạc hà, tràm, khuynh diệp,… bằng máy lọc không khí để giúp bé dễ thở, thông thoáng cổ họng và dịu ho nhanh chóng.

??? Bất ngờ với cách chữa ho khan cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi

Áp dụng một số mẹo dân gian

Với thành phần là các thảo dược tự nhiên dễ kiếm, dễ dùng, mẹo dân gian trị ho khan cho bé được rất nhiều phụ huynh áp dụng. Một vài bài thuốc dân gian trị ho khan phù hợp với trẻ nhỏ là:

  • Rau diếp cá nấu cùng với nước vo gạo: Nhặt sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối rồi rửa lại với nước 1 lần nữa. Xay rau diếp cá rồi nấu cùng với nước vo gạo. Đun sôi khoảng 10 phút là có thể tắt bếp. Dùng rây lọc bã, phần nước cho bé uống trong ngày.
  • Củ cải trắng và gừng: Củ cải rửa sạch, cắt khoay tròn. Dùng máy sinh tố xay nhuyễn. Với gừng rửa sạch, thái sợi. Đun củ cải xay nhuyễn, khi sôi thêm gừng thái sợi vào. Nấu thêm chừng 10 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước cho bé uống
  • Lê chưng đường phèn: Lê ngâm nước muối cho sạch. Sau đó khoét bỏ lõi, tạo thành một rãnh nhỏ để cho đường phèn vào. Đem chưng nguyên quả lê khoảng 25 phút. Khi chín cho bé ăn cả phần cái và nước
  • Tỏi hấp: Sử dụng 3-4 tép tỏi tươi, đập dập rồi thêm 1-2 viên đường phèn vào bát. Hấp hỗn hợp này trong thời gian khoảng 10 phút. Gạt bỏ phần xác, giữ lại phần nước cho bé uống

Trên đây là giải mã 7 nguyên nhân trẻ ho khan và những cách chăm sóc hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ là nguồn tham bổ ích cho bố mẹ có con bị ho khan kéo dài. Chúc các bé sớm khỏi bệnh!

??? Xem thêm vấn đề đường hô hấp khác ở trẻ

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm