[Giải đáp] – Bé ho có ăn cua được không? – VSHH

Trẻ ho có ăn cua được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Bởi mẹ hiểu rằng dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bé nhanh chóng bình phục.

Bé ho có ăn cua được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Bé ho có ăn cua được không? – vshh

Ho không phải là dấu hiệu đáng báo động về tình hình sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu cơn ho dai dẳng mãi không khỏi sẽ khiến bé vô cùng mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc. Thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng đáng lo ngại, chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản,…

Vì trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên biện pháp điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ không được khuyến khích. Thay vào đó, mẹ chỉ có thể cải thiện bằng cách chú trọng đến dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Ho là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể

Xung quanh vấn đề này là câu chuyện “bé ho có ăn cua được không?” đang được rất nhiều mẹ băn khoăn.

Theo đông y, cua là loại hải sản có tính hàn, vị tanh, là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Với trẻ nhỏ, nó là một thực phẩm bổ dưỡng khi chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, trong 100g thịt cua có chứa tới: 12.3g protid, 74.4g nước, 3.3g lipid, 2g glucid, 89g calo. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong cua cũng tương đối cao. Chúng chứa 430g photpho, 5.040g canxi, 4.7mg sắt, và các loại vitamin thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ khác (B1, B2, PP,…).

Rõ ràng có thể thấy rằng, cua là nguồn bổ sung chất đạm quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày ở trẻ. Đặc biệt là khi bé bị ho, cơ thể rất cần sự bổ sung nguồn dinh dưỡng này để cải thiện hệ miễn dịch, giúp trẻ chống chọi với tác nhân gây bệnh.

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bé không nên bỏ qua

Vì vậy quan niệm, trẻ ăn cua gây ho là hết sức sai lầm. Hiện chưa có bất cứ báo cáo khoa học nào cho rằng, trẻ bị ho cần kiêng cua. Do đó, câu hỏi “trẻ em ho có ăn được cua không?” là hoàn toàn có thể. Mẹ có thể yên tâm đa dạng thực đơn ăn uống của bé với những món ăn thơm ngon được chế biến từ thịt cua.

Trường hợp nào trẻ ho không được ăn cua? – vshh

Trẻ bị ho do rất nhiều nguyên nhân. Nếu khởi phát cơn ho của bé là những tác nhân thông thường như bụi bẩn, thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm,… thì bé ho có ăn được cua không hoàn toàn là có thể. Nhưng nếu cơn ho xuất phát do bệnh lý hen suyễn, mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với các thực phẩm gây dị ứng, trong đó có “nhân vật chính” được nhắc đến trong bài viết này.

Thật vậy, trẻ ho do hen suyễn không nên ăn cua, khi dung nạp sẽ làm cổ họng bé bị kích ứng khiến cơn ho trở lên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp này, trẻ cũng không nên ăn nhóm thực phẩm gây dị ứng, chẳng hạn như sữa bò, cá, tôm, trứng,…

Trẻ bị dị ứng với cua sẽ không ăn được thực phẩm này
Trẻ bị dị ứng với cua sẽ không ăn được thực phẩm này

Bên cạnh đó, nếu trẻ ho kèm theo hiện tượng như sốt, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,… thì cua lại là một lựa chọn không nên dành cho bé. Bởi cua có tính hàn, nếu bé ăn nhiều sẽ không những không giảm ho mà còn khiến sức khỏe trở nên xấu đi.

Những món ăn từ cua thơm ngon, bổ dưỡng cho bé – vshh

Cháo cua cà rốt

Nguyên liệu: 100g thịt cua, 1 củ cà rốt, 1 củ hành khô, rau mùi, ngô ngọt, gạo tẻ.

Cách nấu: Ngô tách hạt cho vào máy sinh tố xay lấy nước. Dùng nước ngô để nấu cháo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Khi cháo chín, mẹ tiến hành cho lần lượt thịt cua xé sợi, cà rốt, hành củ, ít dầu ăn. Đun thêm một lúc nữa là bé có thể thưởng thức.

Cháo cua cà rốt
Cháo cua cà rốt

Cháo cua rau bồ ngót

Nguyên liệu: 50g thịt cua, 1 nắm rau bồ ngót, gạo tẻ.

Cách nấu: Rau ngót tuốt lá, rửa sạch rồi thái nhỏ. Gạo vo sạch, nấu thành cháo, có thể cho thêm nước cốt gà nếu có. Khi cháo chín cho rau ngót, thịt cua và dầu oliu vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể cho bé ăn được.

Cháo cua bồ ngót
Cháo cua bồ ngót

Cháo cua bí đỏ

Nguyên liệu: 100g thịt cua, 25g bí đỏ, gạo tẻ, hạt sen.

Cách nấu: Bí đỏ gọt vỏ, xắt miếng sau đó đem hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi chín cho lần lượt, bí đỏ, thịt cua, hạt sen và dầu oliu vào. Khi các nguyên liệu đều chín nhừ, mẹ tắt bếp là có thể cho bé ăn được.

Cháo cua bí đỏ
Cháo cua bí đỏ

Những lưu ý khi cho trẻ bị ho ăn cua – vshh

Hẳn giờ mẹ đã biết bé ho có ăn cua được không. Để giúp mẹ có kiến thức đầy đủ trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị ho, nhất là khi chế biến cua, mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý sau nhé:

Nấu cua chín kỹ

Cua là loài vật sống ở dưới ao, hồ, biển. Chúng thường vùi mình vào sâu lớp bùn, đất. Vì vậy, khi chế biến cho bé, nếu mẹ không rửa sạch, nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn sẽ rất cao. Hơn nữa, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện nên vấn đề vệ sinh thực phẩm càng cần được chú trọng hơn.

Nên chọn cua con tươi ngon

Mẹ cần tỉnh táo khi đi chợ, lựa những con cua thật tươi, ngon để bổ sung cho bé nguồn thực phẩm bổ dưỡng nhất. Nếu chẳng may ăn phải thịt cua đã chết, bé sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy,… khiến cơ thể mệt mỏi và phát sinh nhiều vấn đề khác.

Nên chọn cua tươi sống cho bé ăn
Nên chọn cua tươi sống cho bé ăn

Ăn cua đúng cách

Với trẻ nhỏ, nhất là khi đang bị ho, cổ họng dễ bị tổn thương, khi chế biến những món ăn có phần vỏ cứng như cua, mẹ nên sơ chế thật kỹ. Nếu giã mai cua lấy nước nấu cháo, mẹ cần lọc thật kỹ để không dính phần xác, khi ăn bé sẽ rất dễ bị hóc. Hơn thế nữa, theo khuyến cáo của chuyên gia, phần vỏ ngoài của cua không chứa nhiều chất dinh dưỡng như mẹ vẫn tưởng. Dinh dưỡng của cua nằm chủ yếu trong thịt. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn phần thịt và gạch cua là chủ yếu.

Không nên cho bé ăn quá nhiều cua

Cua là loại thực phẩm có tính hàn. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều. Điều này sẽ khiến bé bị lạnh bụng phát sinh ra nhiều vấn đề không tốt cho hệ tiêu hóa.

Trên đây là giải đáp trẻ ho có ăn cua được không? và những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này. Mong rằng chia sẻ này sẽ là nguồn tham khảo bổ ích giúp bé chăm bé yếu tốt hơn. Chúc bé sớm khỏi bệnh.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm