Trẻ bị ho sốt là biểu hiện của bệnh gì? Cách chăm sóc bé tại nhà – VSHH

Trẻ bị ho sốt là bệnh lý thường gặp liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp. Sớm biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mẹ có biện pháp điều trị và chăm sóc bé hợp lý hơn.

??? Xem nhiều hơn: Làm chủ cách trị ho sốt cho trẻ tại nhà an toàn, hiệu quả

Trẻ bị ho sốt là bệnh lý không quá hiếm gặp
Trẻ bị ho sốt là bệnh lý không quá hiếm gặp

Trẻ bị ho sốt là bệnh gì? – vshh

Theo cơ chế tự nhiên, khi có vật thể lạ xâm nhập đường hô hấp (virus, vi khuẩn, bụi bẩn,…) cơ thể sẽ sinh ra phản ứng ho để tiêu đờm, làm sạch phổi, loại bỏ dị vật và dịch tiết ra khỏi đường thở. Về bản chất, ho là hiện tượng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho và sốt nhẹ, điều này chứng tỏ hệ miễn dịch đang suy yếu, cơ thể bị nhiễm khuẩn, cần có sự can thiệp y tế để tránh bệnh tình diễn biến nặng.

Ho và sốt là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp
Ho và sốt là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp

Thực chất, trẻ bị ho sốt xuất phát từ nhiều người nhân sau:

Thời tiết thay đổi đột ngột

Hẳn mẹ cũng biết, đề kháng trẻ còn yếu nên rất dễ nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Do đó, khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc trong một thời gian dài với bụi bẩn, hóa chất, các chất dị ứng,…. Cơ thể sẽ thường phát sinh hiện tượng ho và sốt khiến trẻ vô cùng mệt mỏi và khó chịu.

Do cảm cúm

Trẻ bị ho sốt cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý cảm cúm. Bệnh cúm ở trẻ thường gây ra bởi virus, các chủng cúm sẽ thay đổi theo mỗi năm. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc giữa người với người. Ngoài biểu hiện ho, sốt nhẹ, trẻ bị cúm còn kèm theo một số dấu hiệu khác như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,… Nếu tình trạng trở nặng, trẻ có thể bị đau lồng ngực, khó thở, biếng ăn, nôn trớ, sốt cao trên 39 độ C,…  Lúc này, trẻ cần được can thiệp y tế kịp thời để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị cảm cúm có biểu hiện ho và sốt
Trẻ bị cảm cúm có biểu hiện ho và sốt

Viêm đường hô hấp trên

Đây là bệnh lý chỉ tình trạng viêm nhiễm hầu, họng, mũi, thanh quản, xoang – các cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Tương ứng với đó là những bệnh lý liên quan như: viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn,…. Cụ thể như sau:

Viêm amidan: Tổ chức amidan hoạt động miễn dịch mạnh nhất trong giai đoạn trẻ từ 4 – 10 tuổi. Vì vậy, bé thường bị viêm amidan có thể tái phát nhiều lần. Triệu chứng viêm amidan ở trẻ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Tuy nhiên, thông trẻ bị viêm amidan sẽ có những biểu hiện như sau.

  • Đau họng, cảm thấy vướng khi nuốt thức ăn
  • Đau đầu, mệt mỏi, ăn không ngon miệng
  • Trong đó, trẻ bị ho và sốt là biểu hiện dễ nhận biết nhất

Ho và sốt cũng là biểu hiện của bệnh viêm amidan
Ho và sốt cũng là biểu hiện của bệnh viêm amidan

Viêm amidan ở trẻ cần xử lý ngay tránh biến chứng khiến bệnh chuyển sang mãn tính. Đặc biệt, nếu tình trạng diễn biến nặng có thể gây sưng hạch bạch huyết, khiến trẻ bị sốt cao đột ngột, thân nhiệt có thể tăng lên 39 độ C.

Viêm họng: Trẻ bị viêm họng chẳng khác nào “chuyện thường ngày ở huyện”. Tác nhân gây bệnh bao gồm: bụi bẩn, khói thuốc, virus (sởi, cúm), vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu,…), nấm. Khi bị bệnh, quan sát thấy lưỡi trẻ có dính lớp vàng trắng, kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, đau họng, ho, sốt cao trên 38 độ C,…

Hen suyễn: Bé bị ho sốt còn là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh hen suyễn. Ngoài ra, mẹ có thể dễ dàng nhận biết hen suyễn ở trẻ qua những triệu khác như khó thở, thở khò khè, thở đứt quãng,… Nếu không được điều trị kịp thời, hen suyễn có thể gây nguy cơ biến chứng đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bé bị hen phế quản
Bé bị hen phế quản

Viêm phế quản: Ở giai đoạn đầu của bệnh, quan sát thấy trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi, hắt hơi. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, trẻ sẽ lên cơn ho dữ dội, thân nhiệt tăng cao, có biểu hiện co giật, cơ thể tím tái hết sức nguy hiểm.

Trẻ bị ho và sốt phải làm sao? – vshh

Mặc dù không phải là hiện tượng đáng lo, nhưng không vì vậy mà phụ huynh trì hoãn việc điều trị khi trẻ bị ho sốt. Nếu bé bị ho và sốt mới chớm, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc dưới đây để giảm triệu chứng cũng như tránh dẫn đến biến chứng:

Trẻ bị ho sốt nên ăn gì?

Dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều trị trẻ bị ho và sốt nhẹ. Mẹ cần tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm bổ dưỡng và thiết yếu để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây bệnh.

Một số thực phẩm, món ăn có lợi cho tình trạng của bé như: cháo, súp, rau xanh, trái cây, yến mạch, sữa,…

Trẻ bị sốt ho nên ăn cháo gì?

Thông thường, do cơ thể mệt mỏi, khó chịu nên trẻ bị ho sốt sẽ có biểu hiện biếng ăn, ăn không ngon miệng. Vì vậy, những thực phẩm được chế biến ở dạng cháo hay súp sẽ giúp tiêu hóa tốt và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. 

Các món cháo bổ dưỡng cho bé
Các món cháo bổ dưỡng cho bé

Cháo gà

Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho bé. Từ đó giảm thiểu phát sinh triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị ho, sốt ở trẻ. Vì vậy, khi bé bị ho và sốt mẹ đừng quên nấu món này cho bé nhé!

Cách thực hiện: Ức gà rửa sạch, xát muối, sau đó đem ninh lấy nước. Gạo vo sạch rồi dùng nước cốt gà nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho thịt gà đã xé sợi vào. Nêm nếm gia vị, rắc thêm chút hành lá là có thể cho bé ăn được.

Cháo gà cho bé bị ho sốt nhẹ
Cháo gà cho bé bị ho sốt nhẹ

Cháo gừng

Gừng có công dụng kháng viêm, làm ấm, dịu họng, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho bé.

Cách thực hiện: Chuẩn bị gạo để nấu cháo. Gừng sau khi đã được rửa sạch và gọi bỏ lớp vỏ, mẹ tiến hành thái lát mỏng rồi đun cùng với một chút nước ấm. Thời gian nấu là từ 2-3 phút.

Cháo bí đỏ

Bí đỏ giàu vitamin, sắt và axit hữu cơ. Do đó rất phù hợp với tình trạng ho và sốt ở trẻ.

Cách thực hiện: Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, sau đó đem hấp rồi nghiền nhuyễn. Sơ chế táo đỏ rồi cho vào nồi nấu cùng với bí đỏ, tiếp đến thêm đường đỏ. Đun lửa nhỏ, khuấy đều đến khi các nguyên liệu quyện lại với nhau là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

Cháo bí đỏ
Cháo bí đỏ

Các loại rau xanh

Mẹ nên bổ sung rau xanh vào thực đơn khi bé đang bị ho và sốt. Một số loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất cho bé bao gồm: súp lơ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,…

Yến mạch và bổ sung bữa phụ

Trẻ bị ho sốt khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến ăn không ngon miệng, hấp thu kém, thậm chí là nôn trớ. Do đó, mẹ không nên nhồi nhét, ép bé ăn nhiều vào một bữa. Thay vào đó, hãy chia nhỏ khẩu phần của bé thành nhiều bữa phụ để bé hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.

Với những bữa phụ, mẹ có thể cho bé ăn các loại đồ ăn nhẹ. Chẳng hạn như yến mạch, sữa chua, sinh tố, bánh trái, sữa,… Những loại thực phẩm này giúp bé bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Yến mạch thức ăn bổ dưỡng cho bé yêu
Yến mạch thức ăn bổ dưỡng cho bé yêu

Trẻ bị ho sốt có ăn được trứng gà không?

Trứng gà là món ăn khoái khẩu của hầu hết các bạn nhỏ. Nó giàu năng lượng và một số vi chất khác. Vì vậy, nếu cơ thể bé đang ở trạng thái bình thường, việc cho bé ăn những món trứng gà là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi bé bị ho kèm sốt thì mẹ nên hạn chế cho bé ăn nhé!

Nguyên nhân là bởi trong trứng gà có chứa ovoglobumin và anbumin. Những chất này khi được dung nạp sẽ sản sinh lượng nhiệt lớn. Nếu trẻ bị ho và sốt mà ăn trứng gà nhiều sẽ khiến thân nhiệt cơ thể tăng lên, làm bệnh diễn biến nặng hơn.

Trẻ bị ho sốt kiêng ăn gì?

Những thực phẩm dưới đây được cho là không tốt với thể trạng của bé, mẹ cần lưu ý để xây dựng thực đơn hợp lý, khoa học hơn cho bé yêu:

  • Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay như tiêu, ớt
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản
  • Đồ ăn chiên, rán, xào nhiều giàu mỡ
  • Bánh kẹo, nước ngọt có gas, socola,…
  • Nước đá lạnh, thực phẩm lạnh,…

Thực phẩm bé bị ho sốt nên kiêng
Thực phẩm bé bị ho sốt nên kiêng

Trẻ bị ho sốt có nên tắm không?

Nhiều mẹ thường có suy nghĩ rằng, trẻ bị ho và sốt nếu tắm sẽ gây cảm lạnh. Tuy nhiên, trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc không vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm, virus tấn công cơ thể. Từ đó khiến bệnh trồng bệnh, gây khó khăn trong việc điều trị.

Vì vậy, mẹ nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng nước ấm. Chú ý vệ sinh kỹ khu vực tay, chân, mũi, họng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Trẻ bị ho sốt sổ mũi uống thuốc gì?

Những biện pháp nêu trên mang ý nghĩa hỗ trợ, rút ngắn thời gian điều trị. Để dứt điểm bệnh lý, mẹ nên áp dụng một số bài thuốc dân gian trị ho sốt, sổ mũi cho bé dưới đây:

Bài thuốc từ gừng

Chuẩn bị nguyên liệu: 50g gừng, 20g muối hạt, 1 lít nước

Cách làm: Gừng gọt vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Nấu gừng với một chút nước và muối hạt. Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ rồi đun tiếp 5 phút là có thể dùng được.

Cách sử dụng: Dùng tinh dầu gừng để ngâm chân, massage cho cho bé trước khi ngủ. Thực hiện đều đặn trong 3 ngày, tình trạng ho, sốt, sổ mũi ở bé sẽ được thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc từ gừng cho bé bị ho kèm sốt
Bài thuốc từ gừng cho bé bị ho kèm sốt

Bài thuốc từ hành, tỏi và táo

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả táo đỏ, hành tây, tỏi.

Cách làm: Sơ chế các nguyên liệu sau đem hấp cách. Khi chín, chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc từ rau diếp cá

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo.

Cách làm: Lá diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đổ nước vo gạo vào trộn đều. Đun sôi hỗn hợp này trong vòng 20 phút. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống là được.

Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho, sốt hiệu quả cho bé
Rau diếp cá và nước vo gạo trị ho, sốt hiệu quả cho bé

Thuốc tây

Trường hợp bé không đáp ứng tốt với các bài thuốc dân gian kể trên, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị kịp thời. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng một số loại thuốc sau:

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Paracetamol thường là loại thuốc được chỉ định cho bé trong trường hợp sốt, ho, sổ mũi.

Liều dùng: 10-15mg/kg x 3 – 4/ngày. Với trẻ trên 1 tuổi có biểu hiện sốt cao, mẹ có thể cho bé dùng tăng liều, với liều lượng 1 ngày từ 4 – 6 lần.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: buồn nôn, đau bụng, suy giảm chức năng gan, ngộ độc gan,… Bố mẹ cần tuân thủ theo chỉ định về liều lượng mà bác sĩ kê đơn để tránh dẫn đến tác dụng phụ.

Thuốc dị ứng, giảm ho sổ mũi

Nhóm thuốc này có tên gọi là thuốc kháng histamin. Chúng giúp ức chế quá trình sản sinh tác nhân gây dị ứng histamin trong cơ thể/ Đồng thời duy trì hoạt động ổn định của hệ miễn dịch.

Một số loại thuốc kháng histamin được dùng phổ biến cho trẻ nhỏ là: Dexchlorpheniramin, Chlorpheniramin,….

Tác dụng phụ có thể gặp phải: mệt mỏi, buồn ngủ, người lờ đờ, nôn trớ, khô miệng,…

Thuốc giảm ho

Để dứt cơn ho, mẹ có thể cho bé dùng thuốc Rhumenol hoặc Dextromethorphan theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp phải: mất ngủ, mệt mỏi.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh tình trạng trẻ bị ho sốt. Để nâng cao sức đề kháng của bé, giảm nguy cơ ốm vặt, mẹ nên chủ động xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Đồng thời tạo cho bé môi trường sống trong sạch, thoáng mát để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Mong rằng với những chia sẻ trên, mẹ đã trang bị cho mình thêm được nhiều nhiều kiến thức bổ ích trong hành trang chăm sóc bé yêu khôn lớn!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm