Trẻ ho về đêm (khi ngủ) là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp trẻ ho nhiều về đêm không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ ho về đêm đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh hô hấp nguy hiểm cần được điều trị sớm để tránh biến chứng.

??? 10+ cách trị ho vào ban đêm cho trẻ cha mẹ cần biết

Trẻ ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Ho là cách cơ thể đáp ứng với những tác nhân gây kích thích cổ họng hoặc đường hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm, dưới đây là những vấn đề phổ biến nhất.

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Hội chứng chảy dịch mũi sau là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ ho nhiều về đêm.

Hội chứng này xảy ra khi chất nhầy trong mũi và xoang nhiều hơn bình thường, sau đó tích tụ phía sau mũi. Khi trẻ nằm xuống vào ban đêm, chất nhầy sẽ chảy xuống, tạo thành tác nhân gây kích thích cổ họng. Khi đó, cơ thể sẽ tạo phản ứng ho nhằm mục đích đẩy chất nhầy ra khỏi cơ thể.

Ho do chảy dịch mũi sau thường không phải là những cơn ho sâu hoặc đi kèm với tiếng thở khò khè.

Cha mẹ có thể làm gì?

Khi trẻ ho về đêm do hội chứng chảy dịch mũi sau, cha mẹ nên:

  • Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch chất nhầy trong mũi trẻ.
  • Sử dụng một chiếc gối lớn với một phần gối đặt dưới vai trẻ khi ngủ giúp hạn chế chất nhầy trong mũi chảy vào cổ họng gây ho.

Cảm lạnh hoặc cảm cúm

Trẻ ho về đêm và sáng sớm có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm
Trẻ ho về đêm và sáng sớm có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho nhiều về đêm.

Khi bị cảm lạnh, trẻ thường cảm thấy ngứa cổ họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Nếu bị sốt thì sốt khá nhẹ. Khi bị cảm lạnh, trẻ vẫn có thể ăn ngon miệng, mức năng lượng như bình thường và không cần điều trị bằng thuốc.

Thông thường, khi bị cúm, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn khi bị cảm lạnh. Trẻ có thể bị sốt đột ngột, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ thể, đau họng, sổ mũi và ho. Trẻ bị cảm cúm cũng thường cảm thấy mệt mỏi và không có nhiều cảm giác thèm ăn. Một số trẻ thậm chí còn bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Cha mẹ có thể làm gì?

Hầu hết mọi trường hợp trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm sẽ dần khỏe hơn khi được uống đủ nước, nghỉ ngơi thoải mái. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bị cảm cúm ở trẻ.

Mặc dù cảm lạnh và cảm cúm thường không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị ở nhà, song các bậc phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu con: khó thở, sốt cao, đau đầu, đau bụng dữ dội, khó tỉnh táo, môi/ mặt xanh xao.

Dị ứng

Nếu bé ho nhiều về đêm và sáng sớm trong một số thời điểm nhất định trong năm hoặc sau khi chơi với một số động vật, tiếp xúc với một số loại hoa nhất định thì rất có thể trẻ bị dị ứng.

Cha mẹ có thể làm gì?

  • Sử dụng máy lọc không khí là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm ho ở trẻ bị dị ứng với khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…
  • Đóng kín cửa phòng bé nếu bạn nuôi động vật, có người hút thuốc lá,…

Viêm thanh khí phế quản

Viêm thanh khí quản là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho về đêm
Viêm thanh khí quản là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho về đêm

Viêm thanh khí phế quản thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Triệu chứng của bệnh viêm thanh phế quản không phải lúc nào cũng giống nhau. Khi bệnh chuyển từ mũi sang phổi, các triệu chứng có thể thay đổi. Các vấn đề thường thấy nhất bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho
  • Mất giọng
  • Sốt
  • Thở khò khè

Khi bị viêm thanh phế quản, hầu hết trẻ ho nhiều về đêm và giảm vào ban ngày.

Cha mẹ có thể làm gì?

Nếu con có triệu chứng khó thở, nôn, sốt cao,… cha mẹ hãy đưa con đến gặp các bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Trong trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà dưới đây để giúp hạn chế tình trạng trẻ ho nhiều về đêm:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước
  • Giữ cho không khí trong lành (có thể sử dụng máy lọc không khí nếu cần). Bụi bẩn, khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa,… có thể khiến con ho nhiều hơn
  • Sử dụng máy tạo hơi nước để giữ cho không khí trong phòng đủ ấm, giúp cổ họng của con không bị khô dẫn đến ho. Nếu ngoài trời mát, cha mẹ có thể mở cửa sổ cho trẻ hít thở không khí mát mẻ
  • Nếu con bị sốt nhẹ, cha mẹ có thể cho con sử dụng một số loại thuốc không kê đơn với liều lượng phù hợp

Ho gà

Cơn ho gà ở trẻ em rất đặc trưng. Khi bị ho gà, trẻ sẽ ho rũ rượi không thể kìm hãm được và thường phát ra âm thanh “ục ục” khi cố gắng lấy hơi sau những cơn ho. Cuối cơn ho, trẻ thường chảy nhiều đờm dãi và cuối cùng là nôn.

Giống như các bệnh khác, trẻ ho nhiều về đêm khi bị ho gà do cổ họng khô.

Cha mẹ có thể làm gì?

Ho gà là một chứng bệnh nguy hiểm, do đó trẻ cần được theo dõi chặt chẽ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do thiếu oxy như: tổn thương não, viêm phổi, co giật, xuất huyết não, khó thở, thậm chí tử vong.

Hầu hết các bác sĩ đề nghị sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của con để giữ không khí ẩm và giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh ho gà.

Hen suyễn

Trẻ ho nhiều về đêm có thể do hen suyễn
Trẻ ho nhiều về đêm có thể do hen suyễn

Nếu trẻ ho nhiều về đêm kèm theo tiếng thở khò khè, rất có thể trẻ bị hen suyễn. Các triệu chứng khác của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Hụt hơi
  • Tức ngực
  • Thở nông và nhanh
  • Triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn khi gặp khói, phấn hoa, lông động vật,…

Cha mẹ có thể làm gì?

Nếu một đứa trẻ có bất kỳ triệu chứng hen suyễn nào, cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị sớm giúp tránh các biến chứng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể giúp con kiểm soát chứng bệnh này bằng cách:

  • Cho con uống thuốc đúng chỉ định
  • Xác định và tránh các yếu tố kích thích như phấn hoa và nấm mốc, thay đổi thời tiết và nhiễm virus (như cảm lạnh)
  • Đảm bảo rằng con được tiêm vacxin ngừa cúm hàng năm

Viêm phổi

Triệu chứng của viêm phổi khá giống với cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng chính của bệnh viêm phổi ở trẻ em bao gồm:

  • Ho kéo dài hơn bảy ngày, trẻ ho nhiều về đêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Đau ngực hoặc xương sườn
  • Khó chịu
  • Khó thở trong trường hợp nặng
  • Thở khò khè, thường gặp ở những trường hợp nhiễm virus nặng

Cha mẹ có thể làm gì?

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, khi thấy con sốt cao, khó thở, thiếu năng lượng trong một thời gian dài, không muốn ăn; hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thông thường, với những trẻ bị viêm phổi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh yêu cầu điều trị trong khoảng 14 ngày. Trong thời gian này, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể giúp con nhanh chóng hồi phục cơ thể bằng cách:

  • Cho con nghỉ ngơi
  • Bổ sung nước đầy đủ
  • Cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của con vào ban đêm để giảm tình trạng trẻ ho nhiều về đêm do họng bị khô

Khi trẻ ho về đêm do viêm phổi, cha mẹ tuyệt đối không cho con uống thuốc giảm ho vì những loại thuốc này có thể giữ chất nhầy trong phổi khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Fitobimbi hô hấp – Giải pháp tuyệt vời cho trẻ ho nhiều về đêm

Fitobimbi hô hấp - Siro thảo dược Italy giúp bé yêu thoát khỏi cơn ho
Fitobimbi hô hấp – Siro thảo dược Italy giúp bé yêu thoát khỏi cơn ho

Với trẻ bị ho nhiều về đêm và sáng sớm do cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, viêm thanh khí phế quản,… cha mẹ có thể cho bé sử dụng siro hỗ trợ giảm ho Fitobimbi. Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên, được sản xuất bởi tập đoàn Pharmalife Research (Italia) và đã được Bộ y tế Châu Âu chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhiều báo cáo nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, Fitobimbi hô hấp có khả năng giảm ho hiệu quả. Chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, cha mẹ có thể thấy tình trạng ho, đau rát cổ họng của con thuyên giảm rõ rệt. Tuyệt vời hơn, các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho của Fitobimbi còn giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phòng ngừa cơn ho tái phát.

Tùy theo độ tuổi và tình trạng ho của con mà cha mẹ có thể lựa chọn một trong các dòng sản phẩm sau:

  • Fitobimbi Broncamil: Phù hợp với trẻ 6 – 12 tháng tuổi bị ho do dị ứng thời tiết, mẫn cảm với các yếu tố môi trường (bụi bẩn, khói thuốc,…); ho do viêm phế quản, cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên; ho có đờm, ho khan, đau rát cổ họng
  • Fitobimbi Propoli: Phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi, giúp cải thiện cơn ho khởi phát do viêm họng, cảm lạnh; hỗ trợ làm dịu họng, giảm đau, ngứa rát họng,…
  • Fitobimbi TUssiflux Junior: Phù hợp với trẻ từ 1 tuổi bị đau rát họng, ho, ho có đờm do cảm cúm hoặc viêm họng; giúp bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe đường hô hấp,…

Xem thêm video chuyên gia giải thích trẻ ho về đêm khi ngủ:

Trẻ ho nhiều về đêm thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần lưu tâm để có thể phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm