Điều trị ho gà ở trẻ em tại nhà có được không? Cách phòng tránh hiệu quả

Ho gà là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt nguy hiểm hơn nếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy điều trị ho gà ở trẻ em tại nhà có được không? Cách phòng tránh ra sao? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Điều trị ho gà ở trẻ em
Điều trị ho gà ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho gà

Ho gà gây ra bởi sự tấn công vi khuẩn Bordetella pertussis khiến hệ hô hấp bị nhiễm trùng. Bệnh lý này chủ yếu ảnh hướng đến đối tượng trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm chủng phòng ngừa và trẻ từ 11 – 18 tuổi có hệ miễn dịch suy giảm.

Trong giai đoạn khởi phát, mẹ sẽ khó nhận biết được bệnh. Bởi triệu chứng ho gà thường gây nhầm lẫn với cảm lạnh. Cụ thể như sau: ho nhẹ, sổ mũi, hắt xì, sốt nhẹ.

Sau khoảng 1-2 tuần, các triệu chứng của bệnh ho gà mới rõ rệt hơn.

  • Trẻ sẽ có những cơn ho kéo dài vài phút và nặng hơn vào ban đêm
  • Kết thúc cơn ho là tiếng thở khù khù, tiếng rít
  • Nôn trớ, quấy khóc do vướng mắc đờm trong họng
  • Trẻ có triệu chứng khó thở, thở nhanh, thậm chí là ngưng thở trong vài giây

Ho gà là những cơn ho từng cơn gây khó chịu cho trẻ
Ho gà là những cơn ho từng cơn gây khó chịu cho trẻ

Ho gà ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề hơn, bao gồm:

  • Mất nước
  • Khó thở
  • Viêm phổi
  • Phù (co giật)

Ho gà ít nghiêm trọng hơn ở trẻ lớn và người trưởng thành nhưng vẫn có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Thoát vị
  • Xuất huyết
  • Đau xương sườn

Điều trị ho gà ở trẻ em tại nhà có được không?

Việc điều trị ho gà ở trẻ phụ thuộc vào độ tuổi và thời gian trẻ bị nhiễm trùng.

  • Nếu bé bị ho gà nặng hoặc dưới 6 tháng tuổi, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện.
  • Nếu được chẩn đoán trong vòng 3 tuần kể từ khi nhiễm trùng, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng làm giảm các triệu chứng.

Trẻ bị ho gà cần nhập viện ngay để được  kiểm tra
Trẻ bị ho gà cần nhập viện ngay để được  kiểm tra

Bên cạnh việc điều trị ho gà ở trẻ, phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc tại nhà cho bé như sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, phòng ngủ phải thoáng mát, tránh tiếng ồn. Hạn chế cho trẻ đến những nơi nhiều bụi bẩn, chất lượng không khí thấp
  • Bổ sung nhiều chất lỏng: Cho trẻ uống nước thường xuyên. Mẹ có thể cho bé uống nước ấm, nước canh, súp,… Đặc biệt ưu tiên các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh,…
  • Cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen: Thuốc điều trị ho gà ở trẻ em này nhằm  giảm khó chịu, giúp trẻ nhanh chóng bình phục.
  • Tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn, như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng để giúp bé loại bỏ đờm nhất gây khó chịu, mang lại cảm giác thông thoáng hơn. Đặc biệt tránh được nguy cơ lây nhiễm.
  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang còn bú sữa, mẹ nên tăng cường cữ bú để bổ sung kháng thể cho bé nhanh chóng phục hồi. Với trẻ ăn dặm, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Ưu tiên chế biến những món dễ tiêu hóa như cháo, soup,…

Cần điều trị ho gà ở trẻ em ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:

Biện pháp phòng tránh trẻ ho gà

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ho ho. Vì vậy, mẹ hãy cho bé tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ nhé!

Thời điểm tiêm vắc xin: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ cần được tiêm phòng ho gà vào tháng thứ 2. Bởi, bước vào tháng thứ 2, kháng thể từ mẹ truyền cho bé khi còn trong bụng sẽ bắt đầu hết. Do đó, tiêm phòng cho bé vào thời điểm này là cực kỳ cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho trẻ
Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho trẻ

Liều lượng: Trẻ cần được tiêm đầy đủ 3 mũi Quinvaxem . Mẹ nên cho bé tiêm đủ liều, đúng thời gian để đạt hiệu quả phòng ngừa tối đa.

Ngoài việc tiêm phòng cho bé đúng thời gian quy định, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Đây là điều cực kỳ cần thiết để giúp cơ thể bé lúc nào cũng khỏe mạnh, từ đó làm suy yếu sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Trên đây là giải đáp “điều trị ho gà ở trẻ em có được không?”. Mong rằng với những chia sẻ này, mẹ đã hiểu biết về bệnh lý cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Chúc bé sớm khỏi bệnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm