Trẻ bị ho gà: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý hiệu quả – VSHH

Ho gà là bệnh lý có khả năng lây lan nhanh. Bệnh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, có thể dẫn đến biến chứng. Thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, nắm bắt kiến thức về bệnh lý là điều vô cùng quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời.

Ho gà ở trẻ có khả năng lây lan nhanh và gây đe dọa tới tính mạng
Ho gà ở trẻ có khả năng lây lan nhanh và gây đe dọa tới tính mạng

Hiện tượng trẻ bị ho gà là gì? – vshh

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng phổi. Trẻ bị ho gà đặc trưng bởi những tiếng ho từng cơn vô cùng dữ đội. Điều này làm trẻ dễ mất sức, khó thở, đôi khi lắng nghe thấy tiếng thở rít vào.

Ho gà có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bởi có nguy cơ biến chứng cao và thường phải nhập viện điều trị. Thậm chí có thể gây đe dọa tới tính mạng trẻ.

Bệnh có thể bùng phát quanh năm, gióng lên mối lo thành ổ dịch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng hơn 60 triệu ca ho gà xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Khoảng 6% bệnh nhân trong số đó gặp nguy cơ biến chứng đe dọa tới tính mạng, tỷ lệ này tăng cao ở nhóm trẻ em.

Tỷ lệ trẻ mắc bệnh ho gà là rất cao
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh ho gà là rất cao

Vắc xin ho gà (vắc xin DPT) đã được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1940. Kể từ thời điểm đó, tỷ lệ mắc trẻ bị ho gà đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vacxin ho gà không có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh. Do đó, để giảm thiểu trường hợp mắc ho gà ở trẻ, phụ huynh cần nắm vững kiến thức bệnh lý cũng như cách phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Vì sao trẻ bị ho gà? – vshh

Trẻ bị ho gà do nguồn vi khuẩn Bordetella pertussis gây nên. Vi khuẩn này tồn tại dưới dạng trực khuẩn. Với đặc điểm nhận biết là hai đầu nhỏ và hiếm khi thay đổi vị trí. Chúng có thể sinh sản, phát triển và hoạt động ở môi trường ngoài. Tuy nhiên, Bordetella pertussis lại kỵ với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hoặc các chất sát khuẩn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với tác nhân này, vi khuẩn gây ho gà sẽ thường bị tiêu diệt sau 1 giờ.

Con người, cụ thể là đường thở là nơi trú ngụ duy nhất của loại vi khuẩn này. Chúng khiến người bệnh bị nhiễm trực tiếp do tiếp xúc với dịch tiết khi ho hoặc hắt hơi.

Bệnh dễ khởi phát và lây lan trong môi trường đông người, không gian hẹp. Tỷ lệ trẻ bị ho gà khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh là 90 – 100%.

Vi khuẩn Bordetella pertussis - tác nhân gây ho gà
Vi khuẩn Bordetella pertussis – tác nhân gây ho gà

Khi xâm nhập vào đường hô hấp, vi khuẩn sẽ có một khoảng thời gian ngắn “nghỉ” tại các lông mao. Khi phát triển đủ mạnh cũng như thích nghi được với môi trường trong tế bào của người, chúng sẽ bắt đầu phóng độc tố, tấn công đường thở khiến niêm mạc họng bị sưng lên. Đồng thời gây suy giảm chức năng cơ quan hô hấp.

Biểu hiện trẻ bị ho gà – vshh

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho thường khởi phát sau 7 – 20 ngày tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Giai đoạn đầu, bệnh rất khó nhận biết vì thường có biểu hiện tương tự cảm lạnh như sốt nhẹ, ho. Điều này khiến phụ huynh chủ quan, đơn giản chỉ nghĩ con mắc bệnh thông thường. Đến khi bệnh diễn biến nặng thì đã mất kiểm soát.

Giám đốc hệ thống Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC – Ths.Bs Bùi Ngọc An Pha cho biết: “Ho gà ở trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau khoảng 1-2 tuần. Thường kéo dài trong 1-2 tháng hoặc có thể lâu hơn.

Trẻ bị ho gà đặc trưng bởi tiếng ho rũ rượi dai dẳng mãi không dứt. Sau giai đoạn này, mỗi khi bé thở sâu, lắng nghe sẽ thấy tiếng rít như gà kêu. Ngoài ra, trong cơn ho có thể kèm theo đờm nhớt khiến trẻ dễ bị nôn trớ.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh ho gà sẽ phát triển qua 4 giai đoạn với những triệu chứng cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Trong thời gian này, trẻ vẫn sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng hay tín hiệu nào của bệnh.

Giai đoạn tiền triệu (1 – 2 tuần)

  • Sốt nhẹ
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ho húng hắng. Triệu chứng ho sẽ có xu hướng trở nặng hơn vào những ngày cuối của giai đoạn tiền triệu.

Giai đoạn khởi phát (1 – 10 tuần)

  • Ho: Triệu chứng điển hình của bệnh ho gà là những cơn ho xé cổ, liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn. Ho nhiều đến nỗi trẻ chảy cả nước mắt, nước mũi. Điều này khiến trẻ kiệt sức, đồng thời phát sinh những triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như nổi tĩnh mạch ở cổ, ngừng thở, cơ thể tím tái,…
  • Thở rít: Xuất hiện tiếng thở rít xen kẽ sau mỗi tiếng ho.
  • Khạc đờm: Xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cơn ho sắp kết thúc. Trong đờm có chứa trực khuẩn ho gà, chúng có đặc tính nhớt dính, màu trắng hoặc trắng trong nhìn giống như lòng trắng trứng.

Biểu hiện ho gà ở trẻ
Biểu hiện ho gà ở trẻ

Sau mỗi cơn ho, trẻ có thể bị nôn, người mệt mỏi bơ phờ, tim đập nhanh, thở mạnh, cơ thể đổ mồ hôi hột. Ngoài ra, có thể kèm theo một số triệu chứng bất thường như sau: sốt, viêm loét lưỡi, mí mắt nặng, trong cơn ho lắng nghe phổi có tiếng rít, ngáy

Giai đoạn phục hồi (2 – 3 tuần)

Cơn ho xuất hiện với tần suất ít hơn. Đồng thời, trẻ không còn dấu hiệu sốt nữa. Tuy nhiên, sau vài tháng, triệu chứng của bệnh sẽ tái phát, gây nguy cơ viêm phổi.

Trẻ bị ho gà có tiêm phòng được không? – vshh

Tiêm vắc xin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc ho gà

  • Phụ huynh được khuyến cáo tiêm phòng ngừa ho gà cho trẻ trong những thời điểm sau: 6 tuần tuổi, 4 tháng tuổi, 18 tháng tuổi và 4 tuổi. Sau đó, trẻ sẽ được tiêm mũi tăng cường khi 12 – 13 tuổi.
  • Tất cả trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh ho gà do chưa hoàn thành đủ 3 mũi vắc xin theo khuyến cáo. Khoảng thời gian rủi ro này sẽ kéo dài hơn nếu các loại vắc xin 6 tháng không được tiêm đúng hạn.
  • Mũi tiêm phòng bệnh ho gà có hiệu quả kéo dài đến 10 năm.
  • Không chỉ trẻ, những người thân trong gia đình có tiếp xúc gần với trẻ cũng được khuyến cáo tiêm liều vắc xin bổ sung theo liều lượng người lớn.
  • Ho gà không phải là bệnh chỉ xảy ra 1 lần trong đời. Do đó, Trung tâm tiêm chủng khuyến cáo, trẻ nhỏ và người lớn lên tiêm nhắc lại bệnh ho gà.
  • Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tiêm vắc xin ho gà để bảo vệ em bé khỏi bị bệnh ho gà trong vài tuần đầu đời. Nên chủng ngừa trong tam cá nguyệt thứ ba (28 đến 32 tuần).

Trẻ bị ho gà có nguy hiểm không?

Ho gà ở trẻ có thể gây ra những cơn ho làm gia tăng áp lực mạch máu mũi hoặc mắt. Điều này có thể dẫn đến chảy máu cam và gây hiện tượng xuất huyết màng cứng tại mắt.

Các biến chứng khi trẻ bị ho gà bao gồm: co giật, xẹp phổi, giãn ống phế quản và phế quản, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, bội nhiễm,… Đặc biệt, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh ho gà còn có thể bị viêm não cấp tính. Tỷ lệ để lại di chứng và nguy cơ tử vong là rất cao.

Cách xử lý khi trẻ bị ho gà

Tùy vào thể trạng và mức độ của bệnh lý mà sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ dứt điểm bệnh ho gà. Trường hợp trẻ bị ho gà thể nhẹ, ít ho, vẫn đáp ứng tốt các hoạt động sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé tại nhà. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của có chiều hướng xấu đi, phụ huynh cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được làm xét nghiệm và xử lý kịp thời.

Trẻ bị ho gà uống thuốc gì?

Thuốc kháng sinh được chỉ định nhằm mục đích cải thiện tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. Một số loại thuốc kháng sinh trị ho gà cho trẻ được sử dụng là:

  • Erythromycin: Đây là thuốc kháng sinh đặc trị với bệnh gây bởi virus Bordetella pertussis. Liều lượng sử dụng cho mỗi ngày là 50mg, uống liên tục trong 2 tuần. Trường hợp phát hiện quá muộn, thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng kết hợp với một số loại thuốc đặc hiệu khác.
  • Cephalosporin/ Amoxycillin: Loại kháng sinh này thường được chỉ định khi trẻ bị ho phổi có dấu hiệu bội nhiễm phổi.

Ngoài các loại thuốc kháng sinh trị ho gà trên, mẹ có thể cho bổ sung thêm cho bé một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Chẳng hạn như dòng sản phẩm siro hỗ trợ giảm ho cho bé đến từ nhãn hàng Fitobimbi: Broncamil Bimbi, Golanil Junior,… Sản phẩm được chiết xuất từ 100% thảo dược chuẩn hóa Châu Âu nên vô cùng an toàn cho đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhũ nhi.

Broncamil Bimbi - Giúp giảm ho, long đờm và tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Broncamil Bimbi – Giúp giảm ho, long đờm và tăng cường hệ miễn dịch cho bé

Dinh dưỡng cho trẻ bị ho gà

Một chế độ ăn ít đường và nhiều thực phẩm tăng cường miễn dịch như rau củ, quả hạch, sữa chua, các gia vị cay, ấm (gừng, tỏi), trái cây, thịt gia cầm,… sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi bất kỳ bệnh nhiễm trùng, bao gồm ho gà một cách tự nhiên.

Dinh dưỡng cho bé bị ho gà
Dinh dưỡng cho bé bị ho gà

Chế độ ăn ít đường có nghĩa là hạn chế ngũ cốc tinh chế và carbohydrate phức tạp. Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, chế độ ăn uống được áp dụng ở đây tốt nhất vẫn là sữa mẹ. Đồng thời, bổ sung thêm sữa công thức để có thêm dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Ngoài ra, hãy bổ sung cho bé nước uống trái cây giàu vitamin C và khoáng chất. Điều này giúp ruột hoạt động ổn định, nhẹ nhàng, tăng cường lợi khuẩn và đề kháng cho trẻ.

Chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho gà tại nhà bao gồm:

  • Cho bé uống thuốc theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ
  • Bổ sung nhiều nước ấm cho bé để giúp làm tan dịch đờm ứ đọng trong họng. Đồng thời, thiết lập cho bé chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý để nâng cao đề kháng và giúp cơ thể nhanh chóng bình phục
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi thường xuyên, tránh hoạt động mạnh, chạy nhảy vui chơi ngoài trời trong một khoảng thời gian dài
  • Giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Đặc biệt là khu vực phòng ngủ của bé để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ho gà xâm nhập trẻ
  • Súc miệng họng và vệ sinh mũi bằng nước muối để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời giúp thuyên giảm triệu chứng ho đờm, sổ mũi, nghẹt mũi,…
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh như người bị ho gà, nơi ô nhiễm, khói bụi, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Tập cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh

??? 15 cách trị ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà

Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề trẻ bị ho gà. Bố mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ tại nhà để bệnh sớm được kiểm soát. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe bé yêu!

Xem chuyên gia nói gì về ho gà:

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm