Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là bị làm sao? Điều trị thế nào?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là một trong những vấn đề sức khỏe thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này liệu có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm không? Phải điều trị chứng ho nhiều về đêm ở trẻ như thế nào?

Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt

Trẻ ho nhiều về đêm kéo dài có thể khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng. Nhưng tình trạng này thường không phải là dấu hiệu của bệnh lý gì nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.

Nhiễm virus (cảm lạnh hoặc cảm cúm)

Các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra như cảm lạnh và cảm cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, đường hô hấp trên của trẻ rất nhạy cảm. Khi đó, bất cứ thứ gì tác động vào đường hô hấp đều có thể gây ho.

Vào ban đêm, khi cổ họng khô nhất, triệu chứng ho ở trẻ thường trở lên nghiêm trọng hơn.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng sớm
Hen suyễn khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng sớm

Hen suyễn là một nguyên nhân phổ biến khác khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Khi bị hen suyễn, đường thở bị sưng và hẹp gây ho, khó thở, có tiếng rít khi thở ra, hụt hơi, thắt chặt hoặc đau ở ngực,… Triệu chứng ho do hen suyễn thường nặng hơn vào đêm và sáng sớm.

Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), axit trong dạ dày sẽ trào lên thực quản và kích thích phản xạ ho.

Không chỉ ho, trẻ bị GERD còn phải đối mặt với các triệu chứng khác như ợ nóng, tức ngực, khàn tiếng nhẹ, khó nuốt, cảm giác có vật tắc trong cổ họng,…

Hội chứng chảy dịch mũi sau

Chứng chảy dịch mũi sau xảy ra khi chất nhầy chảy từ đường mũi xuống cuống họng. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng.

Vào ban đêm, khi trẻ đang nằm, chất nhầy dễ chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt phản xạ ho.

Nếu trẻ bị mắc chứng chảy dịch mũi sau, cha mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu khác như: đau họng, khó nuốt, sổ mũi, cảm giác tắc nghẹn ở cổ họng,…

Phải làm gì khi trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt?

Hầu hết các trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Do đó, cha mẹ có thể thử điều trị chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ bằng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc thuốc không kê đơn như sau.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cổ họng con không bị khô khi ngủ
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp cổ họng con không bị khô khi ngủ

Trẻ em cũng giống như người lớn đều tiết ít nước bọt hơn trong khi ngủ. Điều đó đồng nghĩa với việc cổ họng khô hơn bình thường và nhạy cảm hơn với các chất kích thích trong không khí có thể gây ho.

Để khắc phục vấn đề này, cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong khi ngủ giúp giữ ẩm cho cổ họng.

Tránh chất kích thích

Cùng với cổ họng khô, các chất gây kích ứng như bụi, lông vật nuôi và phấn hoa có thể lưu thông quanh nhà cả ngày lẫn đêm khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Do đó, cha mẹ hãy đóng cửa phòng ngủ của trẻ hoặc sử dụng máy lọc không khí nếu trong nhà nuôi động vật, trồng hoa hoặc có người hút thuốc lá.

Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp cổ họng không bị khô, đây chính là chìa khóa giúp bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân gây kích ứng. Khi con bị ốm, cha mẹ có thể cho con uống các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước ép ổi,… Vitamin C đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cho trẻ uống mật ong

Nước mật ong ấm giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho hiệu quả
Nước mật ong ấm giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho hiệu quả

Mật ong có khả năng chống viêm và giảm ho rất tốt. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cậy chứng minh được rằng mật ong có hiệu quả giảm ho về đêm ở trẻ tốt hơn thuốc ho không kê đơn.

Cha mẹ chỉ cần pha một thìa cà phê mật ong nguyên chất vào nước ấm và cho con uống trước khi ngủ; cơn đau họng sẽ được làm dịu đi nhanh chóng.

Lưu ý: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong.

Cho con sử dụng gối khi ngủ

Khi trẻ bị ho nhiều về đêm nhưng không sốt do chứng chảy dịch sau mũi, cha mẹ nên dùng gối êm kê dưới đầu và vai của con. Điều đó giúp hạn chế dịch nhầy chảy xuống họng.

Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý

Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch dịch đờm tắc nghẽn trong mũi. Chỉ với 5 – 7 giọt nước muối sinh lý 0,9%, cha mẹ đã có thể giúp con có được giấc ngủ ngon và ít ho đêm hơn.

Sử dụng TPBVSK Fitobimbi

Fitobimbi hô hấp - Siro thảo dược Italy giúp bé yêu thoát khỏi cơn ho
Fitobimbi hô hấp – Siro thảo dược Italy giúp bé yêu thoát khỏi cơn ho

Để giúp con giảm ho về đêm, cha mẹ có thể cho bé sử dụng siro của Fitobimbi.

Fitobimbi là thương hiệu chăm sóc sức khỏe trẻ em Italia được hàng triệu bà mẹ tại hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới tin dùng. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị ho cho trẻ Fitobimbi có thành phần thảo dược tự nhiên, được sản xuất dưới dạng siro uống rất dễ sử dụng, an toàn và hiệu quả.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng ho của con mà cha mẹ có thể lựa chọn một trong những dòng sản phẩm dưới đây.

  • Fitobimbi Broncamil: Sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi bị ho đờm
  • Fitobimbi Propoli: Sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi bị ho, đau họng, viêm họng do cảm lạnh
  • Fitobimbi TUssiflux Junior: Sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi bị ho đờm, đau họng, viêm họng do cảm cúm

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho con sử dụng xịt họng Golani. Sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ từ 0 tuổi bị ho, đau rát họng.

Xem thêm video chuyên gia nói về trẻ ho đêm:

Mặc dù hầu hết các trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các phương pháp trị ho cho trẻ kể trên nhưng chứng ho về đêm ở trẻ không thuyên giảm và biến mất sau một vài tuần, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm