Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ – Mẹ hiểu được bao nhiêu

Viêm tai giữa là bệnh lý không còn quá xa lạ với trẻ nhỏ, có thể xuất hiện sau mỗi đợt cảm lạnh. Đây là tình trạng không thể chủ quan, bởi nếu lơ là bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Mẹ đã biết gì về bệnh viêm tai giữa ở trẻ chưa?
Mẹ đã biết gì về bệnh viêm tai giữa ở trẻ chưa?

Viêm tai giữa ở trẻ là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai do chất lỏng bị kẹt sau màng nhĩ. Bệnh gây viêm, sưng, đau và nhiều phiền toái đến với trẻ nhỏ.

Tai giữa đảm nhận nhiệm vụ truyền tải âm thanh. Nhưng sau đợt cảm lạnh hoặc đau họng, nó có thể chứa đầy chất lỏng. Điều này là do ống kết nối tai giữa với mặt sau cổ họng bị tắc. Khi đó, trẻ sẽ có cảm giác đau đớn. Sự khó chịu sẽ gia tăng khi trẻ hoạt động mạnh hoặc nằm nghiêng người.

Viêm tai giữa là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ
Viêm tai giữa là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ

Có 3 giai đoạn viêm tai giữa, đó là:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Các triệu chứng ở thể cấp tính thường diễn ra đột ngột. Sau đó thuyên giảm sau vài ngày nếu được chăm sóc tốt
  • Viêm tai giữa có tràn sạch: Xuất hiện sau khi triệu chứng viêm tai giữa thể cấp biến mất. Tình trạng nhiễm trùng không còn nhưng vẫn tồn tại chất dịch. Chúng bị mắc kẹt nên gây suy giảm thính lực tạm thời. Và đây cũng là nguyên nhân khiến viêm tai giữa dễ tái phát hơn
  • Viêm tai giữa mãn tính: Khi bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị. Thậm chí, di chứng của nó còn để lại một lỗ thủng trong màng nhĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng khiếm thính, ảnh hưởng khả năng học tập của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Vi khuẩn và virus là 2 tác nhân phổ biến gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện sau mỗi đợt cảm lạnh hoặc viêm nhiễm đường hô hấp.

Thông thường, ống eustachian là cơ quan chịu tổn thương đầu tiên mỗi khi có đợt tấn công từ các yếu tố bên ngoài. Bộ phận này là trung gian kết nối giữa mặt sau cổ họng và tai giữa.

Khi sự xâm nhập trở lên ồ ạt, cơ thể không thể kháng cự, ống eustachian sẽ bị sưng lên. Điều này làm tắc nghẽn đường di chuyển bình thường của chất lỏng, khiến chúng tích tụ lại trong tai giữa. Theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Một phần do cấu tạo vùng tai khác biệt nên trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn
Một phần do cấu tạo vùng tai khác biệt nên trẻ dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn

Thêm vào đó, ống eustachian ở trẻ em thường ngắn và có độ dốc ít hơn so với người lớn. Sự khác biệt này dẫn đến nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ là rất lớn. Với cấu tạo như vậy, ống eustachian sẽ dễ rơi vào tình trạng tắc nghẽn và chất dịch khó thoát ra ngoài hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến tai giữa dễ bị viêm và gây đau đớn cho trẻ.

Các nguyên nhân khác gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinhlà:

  • Va chạm mạnh khiến vùng tai bị tổn thương
  • Sống trong môi trường khói bụi, thời tiết thay đổi đột ngột
  • Vùng tai không được vệ sinh đúng cách
  • Nước chảy vào tai khi tắm gội hoặc bơi lội

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ bị viêm tai giữa có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau tai: Đây là biểu hiện thường thấy ở viêm tai giữa. Tuy nhiên, ở trẻ chưa biết nói, chúng sẽ không thể “thủ thỉ” với bố mẹ là con đang đau ở tai. Vì vậy, bố mẹ chỉ có thể phát hiện thông qua những biểu hiện bất thường ở trẻ như thường xuyên ngoáy tai hoặc cọ xát, cáu kỉnh, khó ngủ, quấy khóc,…
  • Chán ăn: Tai giữa bị viêm sẽ khiến áp suất trong tai bị thay đổi. Do đó việc nhai hoặc nuốt thức ăn sẽ gây đau, nhức tai. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé lười ăn trông thấy
  • Khó chịu, ngủ kém: Nhiễm trùng tai gây sưng, đau khiến trẻ vô cùng khó chịu. Tồi tệ hơn, sự khó chịu này còn trở lên nghiêm trọng hơn vào ban đêm khiến trẻ bị mất ngủ, quấy khóc
  • Sốt: Viêm tai giữa có thể gây những trận sốt cao lên tới 39.5 độ C. Bố mẹ cần hạ sốt cho trẻ kịp thời để tránh trường hợp co giật
  • Dịch chảy ra từ tai: Chất dịch này có màu nâu, vàng hoặc trắng. Khi xuất hiện hiện tượng này chứng tỏ màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ
  • Suy giảm thính lực: Tai giữa là bộ phận chứa đựng nhiều dây thần kinh đảm nhận nhiệm vụ truyền tín hiệu âm thanh đến não. Khi lượng chất dịch tích tụ tại đây quá lớn, nó sẽ làm nhuyễn các tín hiệu truyền đi gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Đau, sưng, chảy dịch,... là những triệu chứng phổ biến của viêm tai giữa ở trẻ
Đau, sưng, chảy dịch,… là những triệu chứng phổ biến của viêm tai giữa ở trẻ

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Khi trẻ được chẩn đoán mắc viêm tai giữa. Ngoài việc điều trị theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, bố mẹ nên tuân thủ các biện pháp chăm sóc để trẻ nhanh chóng phục hồi:

  • Hạ thân nhiệt bằng cách chườm ẩm. Đồng thời kết hợp dùng thuốc hạ sốt nếu cần thiết
  • Nếu tai trẻ có hiện tượng chảy dịch cần được lau sạch một cách cẩn thận, tránh tình trạng lây nhiễm. Sử dụng khăn xô thấm nước ấm rồi lau nhẹ nhàng bên ngoài vành tai, không nên tiếp cận quá sâu sẽ khiến màng nhĩ bị tổn thương
  • Khi tắm cho trẻ, tránh để nước vào tai
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nhỏ mỗi ngày 2 – 3 lần
  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, tránh các nguy cơ gây kích ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hóa,…
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Ưu tiên nấu những món mềm, dễ nhai, dễ nuốt
  • Với trẻ còn đang bú sữa mẹ, phụ huynh nên tăng lượng sữa cho trẻ trong ngày

Trên đây là một số thông tin về tình trạng viêm tai giữa ở trẻ. Bệnh có thể gây biến chứng cao, do đó nếu triệu chứng ở trẻ ngày một nặng cần đưa đi khám lại để được xử lý một cách kịp thời.

??? Xem nhiều hơn bệnh khác:

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm