Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? và trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ là gì?
Triệu chứng phổ biến ở trẻ bị viêm tai giữa là đau nhức tai. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:
- Sốt nhẹ
- Khó ăn, khó nuốt, mất ngủ
- Hành động nhai, mút và nằm có thể tạo áp lực gây đau nhức trong tai giữa
Đặc biệt nếu chất lỏng bị tích tụ nhiều ở tai. Chúng có thể gây áp lực lớn tới màng nhĩ khiến cơ quan này bị tổn thương. Trẻ bị biến chứng vỡ màng nhĩ do viêm tai giữa sẽ gây ù tai, đau tai, buồn nôn và chóng mặt.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị viêm tai giữa
Trước khi tìm hiểu trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì? Phụ huynh cần nắm được một số nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ dưới đây:
Trẻ sơ sinh đang bú mẹ
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, nguồn thức ăn chủ yếu của bé là sữa mẹ – Dinh dưỡng hoàn hảo, giàu kháng thể. Vì vậy, khi bé bị viêm tai giữa, trong chế độ dinh dưỡng, mẹ nên duy trì cho bé việc bổ sung nguồn thức ăn này. Thậm chí cần tăng cường hơn nữa giúp nâng cao hệ thống phòng vệ của cơ thể.
Trẻ ăn dặm
Đau tai là nỗi “ám ảnh” của bé bị viêm tai giữa. Lúc này, bất kỳ một cử động nào liên quan đến phần đầu cũng khiến bé bị đau tai. Mẹ sẽ thấy bé lười ăn, trốn ăn hơn hẳn bình thường. Đừng vì thế mà quát mắng, thay vào đó hãy dỗ dành trẻ. Đồng thời cho trẻ ăn nhiều hơn những món chế biến dạng mềm, lỏng như cháo hoặc súp. Các thực phẩm nên nấu chín mềm để trẻ dễ nhai và nuốt.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm cần đáp ứng đầy đủ 4 nhóm chất giúp nâng cao đề kháng và nhanh chóng bình phục.
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bố mẹ nên tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm có lợi sau:
Thực phẩm giàu iot và Omega 3
Bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá ngừ, sò, hàu, tôm, cua, rong biển,… giàu omega và iot sẽ có lợi cho quá trình điều trị viêm tai giữa ở trẻ. Cụ thể là có tác dụng giảm đau, rát và cải thiện triệu chứng ngứa gây ra bởi viêm tai giữa.
Tăng cường chất xơ
Rau xanh và trái cây giàu chất xơ là những thực phẩm thiết yếu cho trẻ. Đặc biệt là khi bé bị viêm tai giữa. Bởi chất xơ giúp cải thiện triệu chứng ù tai ở trẻ bị thiếu máu, có lợi cho quá trình điều trị viêm tai giữa.
Thực phẩm giàu chất xơ mẹ cần bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng của bé là: cam, lựu, táo, lê, quýt, bưởi, bơ, rau cải, súp lơ, rau dền,…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin
Không chỉ có vai trò đặc biệt trong cơ quan miễn dịch của cơ thể, những thực phẩm giàu vitamin A, E, D,.. còn giúp cải thiện các triệu chứng gây bởi viêm tai giữa như chóng mặt, đau nhức và mệt mỏi.
Một vài gợi ý thực phẩm chứa hoạt chất này là: cải xanh, cà rốt, súp lơ xanh, gan, thịt bò, thịt gà,…
Trẻ bị viêm tai giữa nên kiêng gì?
Bên cạnh thông tin trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì, chúng tôi cũng muốn khuyến cáo phụ huynh nên hạn chế những thực phẩm dưới đây trong thực đơn của bé:
Thức ăn cay
Với trẻ nhỏ, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng sẽ gây hại cho dạ dày, khó tiêu, gây nóng trong, khó chịu.
Những loại thực phẩm này còn gây nguy hại hơn nếu bé đang bị viêm tai giữa. Bởi việc tiêu thụ nhiều thực phẩm cay có thể khiến bé bị đau tai, ù tai, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng thính giác nữa. Do đó, khi lên thực đơn dinh dưỡng cho bé, mẹ nên tránh bỏ vào món ăn những gia vị cay nóng như tiêu, ớt nhé!
Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học
Các loại bánh, kẹo,… vẫn luôn là món ăn khoái khẩu của hầu hết các bé. Tuy nhiên khi trẻ bị viêm tai giữa, phụ huynh hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm này nhé!
Lý do là vì, thực phẩm chứa nhiều đường có thể gây tăng lượng đường trong máu. Từ đó kích thích cơ thể sản sinh chất nhầy, gây bất lợi cho quá trình điều trị viêm tai giữa.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Tương tự như vậy, trong thực đơn của bé bị viêm tai giữa, nhưng đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không nên xuất hiện quá nhiều. Trẻ dung nạp nhiều thực phẩm này có nguy cơ gây viêm, sưng làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Món ăn cứng, khó nuốt
Tai – Mũi – Họng là những cơ quan liên quan mật thiết với nhau. Khi tai bị viêm, họng và mũi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này trẻ sẽ có biểu hiện đau họng, viêm họng,… Do đó, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm khô, cứng. Bên cạnh đó, những món cứng còn gây cản trở quá trình nhai nuốt của trẻ. Cơ hàm của bé sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây đau tai.
Các món từ gạo nếp
Những bệnh lý gây viêm, sưng thường được bác sĩ khuyên không nên ăn đồ nếp. Chúng khiến vết thương hình thành mủ, gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Tương tự như vậy, khi bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cũng nên tránh cho bé ăn những thực phẩm này.
Đồ uống lạnh
Đồ uống lạnh cũng nên hạn chế cho bé bị viêm tai giữa sử dụng. Chúng gây ho, sưng họng, khiến tình trạng viêm nhiễm trở lên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là giải đáp trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? kiêng gì? Bố mẹ cần hết sức lưu ý đến dinh dưỡng của trẻ nhỏ để tránh triệu chứng thêm nghiêm trọng hơn.