Viêm phổi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Ho, đau họng, sốt, nôn mửa, mệt mỏi,… là các dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm phổi ở trẻ em. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm đường hô hấp khác.

viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ em là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phổi với các túi khí ở một hoặc cả hai phổi bị viêm. Các túi khí có thể chứa đầy chất lỏng, mủ; gây ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở. Mức độ viêm phổi có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Bệnh viêm phổi thường phổ biến hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ?

Viêm phổi ở trẻ em thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Các vi khuẩn và virus phổ biến có thể gây viêm phổi bao gồm:

  • Phế cầu khuẩn
  • Vi khuẩn Mycoplasma
  • Liên cầu nhóm B
  • Staphylococcus aureus
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Virus parainfluenza
  • Virus cúm
  • Adenovirus

Viêm phổi đôi khi có thể do nấm.

Những trẻ nào có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi?

Trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị viêm phổi
Trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị viêm phổi

Một đứa trẻ có nhiều khả năng bị viêm phổi hơn nếu:

  • Có hệ thống miễn dịch yếu
  • Đang có vấn đề về sức khỏe
  • Đang mắc các bệnh về đường phổi hoặc đường hô hấp chẳng hạn như cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản,…

Ngoài ra, trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.

Các triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em

Triệu chứng viêm phổi ở trẻ em có thể từ nhẹ đến nặng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn hay do virus, loại vi khuẩn/ virus nào), tuổi và tình trạng sức khỏe của con. Các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng xảy ra đột ngột với các triệu chứng sau:

  • Ho đờm
  • Đau họng
  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi (mệt mỏi)
  • Sốt

Các triệu chứng ban đầu của viêm phổi do virus cũng giống như các triệu chứng của viêm phổi do vi khuẩn. Nhưng với bệnh viêm phổi do virus, các triệu chứng diễn ra từ từ. Bạn đầu, con có thể thở khò khè, cơn ho dần dần nặng hơn theo thời gian.

Ngoài các triệu chứng được liệt kê ở trên, con có thể gặp các vấn đề như:

  • Ớn lạnh
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Đau đầu

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng đôi khi, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể có các biểu hiện như: nôn mửa, sốt, ho, bồn chồn, mệt mỏi, không có năng lượng, khó thở, khó bú,…

Làm thế nào để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em?

Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chứng viêm phổi ở trẻ em
Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chứng viêm phổi ở trẻ em

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm phổi bằng cách hỏi thăm triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Chụp X-quang để xác định mức độ viêm phổi
  • Đo oxy xung để đo mức oxy trong máu
  • Xét nghiệm đờm để tìm nguyên nhân gây bệnh

Nếu trẻ có các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu động mạch để đo lượng oxy
  • Nội soi phế quản để kiểm tra đường thở xem có bị tắc nghẽn hoặc các vấn đề khác không
  • Chụp CT để có hình ảnh chi tiết hơn về phổi
  • Xét nghiệm cấy dịch màng phổi để xác định loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi

Điều trị viêm phổi ở trẻ em như thế nào?

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ có thể nhận biết con bạn bị viêm phổi do vi khuẩn hay virus. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho con bạn.

  • Trường hợp con bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh.
  • Khác với viêm phổi do vi khuẩn, trẻ bị viêm phổi do virus không cần uống kháng sinh. Vì các loại kháng sinh không có hiệu quả trong trường hợp này. Trẻ bị viêm phổi do virus sẽ khỏi bệnh theo thời gian khi được chăm sóc một cách phù hợp.
  • Trẻ bị viêm phổi liên quan đến cúm có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Trẻ em,  trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng cần được điều trị tại bệnh viện.

Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh viêm phổi ở trẻ em là gì?

Trẻ bị viêm phổi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Trẻ bị viêm phổi không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi không được điều trị kịp thời, viêm phổi ở trẻ em có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau;

  • Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn từ phổi có thể xâm nhập vào máu, sau đó lây lan sang các cơ quan khác. Điều này có thể gây ra tình trạng suy nội tạng.
  • Khó thở: Khi bị viêm phổi nặng hoặc đang mắc các bệnh mãn tính về phổi (chẳng hạn hen suyễn), trẻ có thể bị khó thở khi không được cung cấp đủ oxy. Trong trường hợp này, trẻ có thể phải nhập viện và sử dụng máy thở trong khi phổi lành lại.
  • Tràn dịch màng phổi: Viêm phổi có thể gây ra tích tụ chất lỏng trong màng phổi.
  • Áp xe phổi: Tình trạng sưng mủ, hoại tử mô phổi và các khoang trong phổi chứa mảnh vụn hoại tử hoặc dịch.

Phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng cách:

Tiêm chủng

Cha mẹ nên cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong các mũi tiêm chủng trẻ được tiêm từ nhỏ có sẵn các loại có tác dụng phòng chống một số loại bệnh viêm phổi và cúm.

Giữ vệ sinh nhà cửa, thân thể

Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn, nấm mốc,… (những tác nhân gây hại cho đường hô hấp). Ngoài ra, việc tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày cũng là điều quan trọng.

Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ đừng quên hướng dẫn con rửa tay thường xuyên và che miệng khi hắt hơi, ho,…

Không hút thuốc khi ở cạnh con

Khói thuốc lá làm hỏng khả năng bảo vệ tự nhiên của phổi (có vai trò chống lại nhiễm trùng đường hô hấp). Chính vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được hút thuốc lá khi ở cạnh con.

Giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Trẻ em cần được ngủ đủ giấc và có một chế độ ăn uống cân bằng với những thực phẩm tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Con bị viêm phổi: Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi tình trạng bệnh của con trở nên nặng hơn
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi tình trạng bệnh của con trở nên nặng hơn

Cha mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ khi:

  • Triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn
  • Sốt liên tục vài ngày
  • Các vấn đề về hô hấp
  • Các triệu chứng mới, chẳng hạn như cứng cổ hoặc sưng khớp
  • Khó uống đủ nước

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Bên cạnh việc cho trẻ uống thuốc, cha mẹ có thể áp dụng các tips dưới đây giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ hiệu quả và giúp con nhanh chóng phục hồi:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để không bị mất nước, khô mũi họng dẫn đến ho
  • Áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý khi trẻ bị sốt nhẹ và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Acetaminophen khi bị sốt cao
  • Thuốc ho thường không được kê đơn cho trẻ dưới 2 tuổi. Vì vậy, khi mua thuốc, cha mẹ có thể hỏi dược sĩ xem trong đơn thuốc của con có thuốc trị ho hay không. Trong trường hợp đơn thuốc không có thuốc trị ho và tình trạng ho của con quá nặng, khiến con khó chịu, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ và co con sử dụng siro trị ho.

Hi vọng thông qua bài viết này, cha mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về chứng viêm phổi ở trẻ em. Khi nhận thấy hiện tượng viêm phổi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bạn đừng quên liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhé.

??? Xem thêm bệnh hô hấp khác ở trẻ:

Nguồn: https://vesihohap.com/

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm