Bé ho có ăn yến được không? Cách chế biến ngon – bổ cho bé

Tổ yến chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn trí lão. Tuy nhiên, khi bé ho có ăn yến được không? Đây là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ cần được chuyên gia giải đáp.

Bé ho có ăn yến được không?
Bé ho có ăn yến được không

Bé ho có ăn yến được không?

Nhiều bà mẹ lại e ngại bé ho có ăn yến được không. Thực chất, đây chỉ là lời truyền miệng chứ không có căn cứ hoặc nghiên cứu khoa học chứng minh. Dó đó, các chuyên gia bác bỏ chuyện trẻ bị ho phải kiêng ăn yến.

Mẹ có biết lý do vì sao bé hay bị ho hơn so với người lớn chúng mình không? Đó là vì cơ quan hô hấp còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch hoạt động kém, không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, yến sào lại chứa đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp bé có một thể trạng khỏe mạnh, cải thiện tình trạng ho.

Từ xa xưa, yến sào được chọn là một trong những món ngon vật lạ dùng để tiến vua. Người bình thường khó mà có cơ hội thưởng thức vật phẩm đặc biệt này.

Yến sào là thực phẩm được xếp vào hàng quý hiếm
Yến sào là thực phẩm được xếp vào hàng quý hiếm

Ngày nay, khi khoa học phát triển, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân tại sao, họ lại ưa chuộng thượng phẩm này đến vậy. Tổ yến giúp cung cấp hơn 50% lượng protein cần thiết mỗi ngày. Đồng thời, chúng còn chứa hơn 18 loại axit amin, trong đó có nhiều loại mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Nổi bật nhất là Crom – một nguyên tố rất hiếm được tìm thấy trong thực phẩm. Nó có tác dụng hỗ trợ hoạt động của cơ quan tiêu hóa và giúp trẻ trao đổi chất tốt hơn.

Vì vậy, nếu gia đình có điều kiện, không nên bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này cho bé yêu khỏe mạnh, phát triển, mau lớn và có đề kháng tốt giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Trẻ bao nhiêu tuổi mới được ăn yến sào? Bao nhiêu là vừa đủ?

Để giúp bé hấp thu dinh dưỡng trong yến sào một cách tối đa và an toàn, mẹ nên chú ý đến độ tuổi và hàm lượng bổ sung:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bé ho có ăn yến được không? Câu trả lời sẽ là “không” nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi. Lý do đơn giản là vì, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa phát triển, không có đủ khả năng hấp thu các dưỡng chất trong yến sào. Không những gây lãng phí mà còn tiềm ẩn nguy gây hại cho trẻ Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị ho, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn bất cứ thực phẩm nào ngoài sữa mà chưa có chỉ định từ chuyên gia.

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Bé sẽ bắt đầu tập tành ăn dặm từ tháng thứ 6 và thử nghiệm với nhiều món ăn mới. Tuy nhiên, đây vẫn chưa là giai đoạn thích hợp để cho bé dùng yến sào khi bị ho.

Trẻ trên 1 tuổi

Giai đoạn này chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ gần như đã hoàn thiện. Hơn nữa, trẻ trên 1 tuổi có thể đi nên cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động. Vì thế, mẹ có thể bổ sung yến sào để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho bé yêu. Đồng thời nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp bé giảm ho, ốm vặt và mau lớn.

Bé bị ho uống yến được không
Bé bị ho uống yến được không

Hàm lượng yến sào thích hợp cho bé mỗi ngày là:

  • Trẻ từ 1 – 10 tuổi: 3 lần/tuần, mỗi lần 1 – 2g yến sào
  • Trẻ trên 10 tuổi: 3 lần/tuần, mỗi lần 5g yến sào

Cách chế biến yến ngon – bổ cho bé

Hẳn đến đây, mẹ đã biết được bé bị ho uống yến có sao không? Nhưng phải chế biến ra sao để giữ nguyên được dinh dưỡng và cho bé hấp thụ tốt hơn?

Cách sơ chế yến

Chuẩn bị dụng cụ: Một chậu nhỏ sạch, bát, thìa, rây, kẹp gắp.

Thực hiện: 

  • Nên ngâm tổ yến trong nước khoảng 1 – 3 giờ trước khi sơ chế. Sau đó dùng kẹp gắp yến ra chậu nước, nhúng rửa từng ít một sao cho loại bỏ được toàn bộ lông và tạp chất
  • Xé yến ra thành từng sợi nhỏ. Cho toàn bộ vào rây và rửa sạch. Dùng thìa khuấy nhẹ để sơ chế yến được sạch nhất
  • Đợi ráo nước rồi chế biến hoặc cất trữ trong tủ lạnh

Cách chưng yến cho bé

Cách 1: Yến chưng đường phèn

Đường phèn cũng là nguyên liệu xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị ho cho bé, khi kết hợp với yến sao cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Yến chưng đường phèn cho bé
Yến chưng đường phèn cho bé

Mẹ lấy tổ yến đã chế biến sẵn cho vào bát cùng với một chút đường phèn và nước lọc. Hỗn hợp này đem hấp cách thủy trong vòng 20 phút là được. Yến chưng đạt tiêu chuẩn phải có độ dai, giòn vừa phải, nếu bị nhão sẽ mất hết chất.

Cách 2: Yến chưng táo đỏ, hạt sen

Nguyên liệu: yến sào, 10 trái táo đỏ, 10 hạt sen, 3 hạt bạch quả, 20g đường phèn.

Thực hiện: Nấu đường phèn cho tan, sau đó cho yến đã sơ chế và các nguyên liệu khác vào linh nhừ là được. Thời gian nấu chừng 40 phút.

Yến chưng táo đỏ, đường phèn
Yến chưng táo đỏ, đường phèn

Cách 3: Cháo tổ yến

Nguyên liệu: yến sào, gạo tẻ, gạo nếp, bí đỏ.

Thực hiện:

  • Bí đỏ sơ chế sạch, thái miếng nhỏ rồi ninh nhừ và tán nhuyễn
  • Gạo tẻ và gạo nếp ngâm cho mềm rồi nấu cháo. Khi chín cho bí đỏ, yến đã sơ chế sạch vào
  • Nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị bé là có thể ăn được

Trên đây là giải đáp “bé ho có ăn yến được không?”. Nhìn chung, yến là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt mang lại tác dụng tốt đến với hoạt động của hệ hô hấp và chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bé bị ho hoặc ốm vặt, mẹ đừng bỏ qua nguồn thực phẩm bổ dưỡng này nhé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm