Cách chữa viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngay tại nhà

Con bạn bị ho nghiêm trọng? Rất có thể con bạn đã bị viêm phế quản. Lúc này, bạn nên tìm hiểu về triệu chứng và cách chữa viêm phế quản ở trẻ em để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em
Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em

Triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu cách chữa viêm phế quản ở trẻ em, cha mẹ nên tìm hiểu triệu chứng bệnh để xác định đúng vấn đề mà con đang mắc phải. Chỉ khi chẩn đoán đúng chứng bệnh, chúng ta mới có thể có phương pháp điều trị chính xác.

Ho đờm, sốt, sổ mũi,... là triệu chứng phổ biến của chứng viêm phế quản
Ho đờm, sốt, sổ mũi,… là triệu chứng phổ biến của chứng viêm phế quản

Viêm phế quản là một chứng bệnh viêm đường hô hấp phổ biến ở trẻ em do virus, vi khuẩn,… và một số tác nhân khác gây ra với triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Ho
  • Có đờm màu trắng, màu hơi vàng hoặc màu xanh lục
  • Sổ mũi
  • Sốt nhẹ
  • Cảm thấy không khỏe
  • Đau họng
  • Đau cơ

Khi mới bị viêm phế quản, trẻ thường ho khan. Nhưng sau đó vài ngày, chứng ho sẽ chuyển biến thành ho có đờm với đờm màu đặc màu vàng nhạt hoặc xanh lục. Đờm trong cổ họng có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở và khiến trẻ cảm thấy khó thở.

Trẻ em có thể bị viêm phế quản sau khi bị cảm lạnh và triệu chứng bệnh có thể kéo dài vài tuần.

Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản ở trẻ em là do virus. Vì vậy bệnh này thường không cần điều trị bằng kháng sinh. Lý do là bởi kháng sinh không có tác dụng trong việc đẩy lùi virus. Do đó, khi trẻ em bị viêm phế quản, các bác sĩ thường khuyến nghị cha mẹ tự điều trị các triệu chứng bệnh (ho, sốt,…) cho con ngay tại nhà bằng các phương pháp sau.

Làm giảm triệu chứng ho do viêm phế quản

Siro trị ho Fitobimbi giúp đánh bay cơn ho hiệu quả
Siro giảm ho Fitobimbi giúp đánh bay cơn ho hiệu quả

Điều trị triệu chứng ho là một trong những cách chữa viêm phế quản cho bé thường thấy.

Ho do viêm phế quản có vẻ đáng lo. Nhưng ho là cách cơ thể làm sạch phổi và có thể tự cải thiện. Song, ho thường khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để giúp con làm dịu cơn hơn.

  • Cho trẻ uống đủ nước/ sữa: Uống đủ nước giúp làm dịu cơn đau họng và làm cho chất nhầy trong phổi trẻ lỏng hơn, dễ ho ra hơn. Với trẻ hơn 1 tuổi, bạn có thể cân nhắc cho con uống nước chanh mật ong ấm, nước lê hấp đường phèn, cánh hồng trắng hấp đường phèn,…
  • Cho trẻ sử dụng siro hỗ trợ điều trị ho Fitobimbi: Siro ho Fitobimbi xuất xứ từ Ý có nguồn gốc thảo dược 100% là sản phẩm được sử dụng trong các bệnh viện công lập Ý trong hơn 20 năm, được nhiều bà mẹ Việt Nam tin dùng. Với trẻ bị ho do viêm phế quản, ho có đờm, mẹ có thể cho con sử dụng Fitobimbi Broncamil (phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi) hoặc Fitobimbi Tussiflux Junior (phù hợp với trẻ từ 1 tuổi). Cả 2 sản phẩm đều có tác dụng giúp giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.

Điều trị triệu chứng sốt do viêm phế quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ sốt khi bị viêm phế quản vì cơ thể nhỏ bé, tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên trọng lượng cao và lượng mỡ dưới da thấp. Sốt nhẹ không gây hại, nhưng nó có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu; trong khi sốt cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng giúp con hạ sốt để đảm bảo an toàn.

  • Với trường hợp sốt nhẹ (cao hơn mức bình thường một chút), cha mẹ có thể áp dụng biện pháp hạ sốt vật lý như: lau cơ thể trẻ bằng nước ấm, cho con mặc quần áo thoáng mát, cho bé uống nhiều nước,…
  • Với trường hợp sốt cao (trên 38,5 độ C), bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lý, cha mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt (chỉ sử dụng thuốc cho trẻ em) như Acetaminophen và Ibuprofen,… Trước khi cho con uống thuốc hạ sốt, cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Điều trị triệu chứng nghẹt mũi

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn

Trẻ bị viêm phế quản thường bị sổ mũi, nghẹt mũi. Lúc này, để giúp con thoải mái hơn, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con hằng ngày.

Cách rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý rất đơn giản. Mẹ chỉ cần để trẻ ngồi thẳng đầu hơi nghiêng, sau đó lần lượt nhỏ 4 – 5 giọt nước muối vào từng bên mũi của trẻ để giúp làm lỏng dịch nhầy. Đợi 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy trong mũi trẻ sau đó sử dụng khăn giấy khô lau nhẹ nhàng phía bên ngoài mũi.

Các cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em khác

Dưới đây là một số biện pháp khác có thể giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi bị viêm phế quản:

  • Nghỉ ngơi: nghỉ ngơi đầy đủ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Nhưng sổ mũi có thể khiến trẻ khó ngủ. Lúc này, mẹ hãy thử kê cao đầu con bằng một chiếc gối lớn giúp chất nhầy trong mũi không chảy ngược vào cuống họng gây ho nhiều vào ban đêm.
  • Chườm ấm ngực: viêm phế quản có thể làm cho ngực của trẻ cảm thấy nặng nề. Chườm ấm vùng ngực có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tắm với nước ấm cũng có hiệu quả tương tự.
  • Sử dụng máy phun sương: máy phun sương cung cấp độ ẩm vào không khí, giúp họng không bị khô và bớt nhạy cảm.
  • Loại bỏ các chất gây kích ứng: tuyệt đối không hút thuốc xung quanh trẻ em. Khói thuốc gây kích ứng phổi và làm chậm quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, cha mẹ cần giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, không có bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Nếu con có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Sốt dai dẳng trên 37,9 độ C trong suốt một tuần
  • Đau ngực và khó thở
  • Ho hoặc thở khò khè kéo dài hơn bốn tuần
  • Con ho ra đờm có lẫn máu
  • Con bị hen suyễn và bị viêm phế quản

Kết luận

Trên đây là cách chữa viêm phế quản ở trẻ em ngay tại nhà vô cùng đơn giản; hãy áp dụng để giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé! Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp điều trị viêm phế quản ở trẻ em  được hướng dẫn, nhưng triệu chứng bệnh không cải thiện sau 1 tuần, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm