Cha mẹ chớ chủ quan với viêm phế quản phổi ở trẻ em

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu. Bệnh có diễn biến khó lường nên phụ huynh cần nắm bắt những dấu hiệu bất thường ở trẻ để chủ động đối phó. Dưới đây là những kiến thức về bệnh viêm phế quản phổi, cùng theo dõi nhé!

Cha mẹ chớ chủ quan với viêm phế quản phổi ở trẻ
Cha mẹ chớ chủ quan với viêm phế quản phổi ở trẻ

Viêm phế quản phổi ở trẻ là gì?

Viêm phế quản phổi là loại viêm phổi phổ biến nhất ở trẻ em. Ở trẻ dưới 5 tuổi, nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trên thực tế, viêm phế quản phổi chiếm 85% tổng số các ca bệnh về đường hô hấp ở trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao ở người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 65 tuổi.

Viêm phế quản phổi ở trẻ phần lớn là do nhiễm vi khuẩn, nhưng cũng có thể do nhiễm virus hoặc nấm. Một số mầm bệnh có thể viêm phế quản trẻ em bao gồm:

Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli.

Viêm phế quản phổi là căn bệnh có số ca tử vọng hàng đầu ở trẻ
Viêm phế quản phổi là căn bệnh có số ca tử vọng hàng đầu ở trẻ

Viêm phế quản phổi trẻ em biểu hiện bằng tình trạng viêm trợt khu trú thành từng mảng xung quanh phế quản và có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thủy của phổi. Trong những trường hợp nặng, bé bị viêm phế quản phổi có thể dẫn đến hình thành áp xe phổi. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể lan đến khoang màng phổi, làm đầy dịch tiết, tình trạng này còn được gọi là bệnh phù thũng.

Triệu chứng viêm phế quản phổi ở trẻ em

Triệu chứng viêm phế quản phổi biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng của từng bé mà sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ:

  • Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường. Ở trẻ dưới 2 tháng là 60 lần/phút. Trẻ từ 2 – 11 tháng là 50 lần/1 phút. Trẻ từ 1 – 5 tuổi là 40 lần/phút
  • Thở rút lõm lồng ngực
  • Ho, khò khè
  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Nghẹt mũi, mất cảm giác thèm ăn
  • Đau bụng, buồn nôn
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, lười hoạt động
  • Móng tay, chân và môi có biểu hiện tím tái

Viêm phế quản phổi có lây lan không?

Viêm phế quản phổi là một bệnh nhiễm trùng dễ lây lan. Các tác nhân gây bệnh có thể do con người hít phải. Thông thường, những chất này lây truyền khi một người ho hoặc hắt hơi tạo ra những hạt li ti có thể lây lan trong không khí và lây nhiễm cho người khác.

Sau khi trẻ hít phải những giọt chứa mầm bệnh này, chúng sẽ cư trú ở cổ họng và sau đó di chuyển đến các phế nang phổi. Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi kích thước chất cấy đã đủ hoặc hệ thống miễn dịch của vật chủ bị suy giảm. Sự nhân lên của mầm bệnh và các yếu tố độc lực, kết hợp với phản ứng của hệ thống miễn dịch cuối cùng dẫn đến viêm và tổn thương phế quản và nhu mô phổi. 

Viêm phế quản phổi có khả năng lây nhiễm qua đường không khí
Viêm phế quản phổi có khả năng lây nhiễm qua đường không khí

Khoảng thời gian chính xác mà một người bị lây nhiễm phụ thuộc vào mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh trùng bình có xu hướng ngắn, thường từ 3 – 6 ngày. Sau thời gian ủ bệnh, các triệu chứng có xu hướng bắt đầu xuất hiện sau 7 ngày kể từ khi phơi nhiễm.

Điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em

Việc điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Với trường hợp bé bị viêm phế quản phổi thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên chăm sóc trẻ tại nhà. Theo đó, phụ huynh cần cho bé nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung nước để tránh rơi vào trạng thái thiếu nước. 

Cách điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em
Cách điều trị viêm phế quản phổi ở trẻ em

Ngoài ra, viêm phế quản phổi có thể gây tắc nghẽn khoang mũi do sự sản xuất chất nhầy quá mức. Vì vậy, phụ huynh cần nhỏ mũi, súc họng cho bé mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Đặc biệt, hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như khói thuốc, bụi bẩn, phấn hóa, lông thú nuôi khiến triệu chứng thêm trầm trọng.

Những trẻ bị viêm phế quản phổi xuất hiện triệu chứng nặng dưới đây, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời:

  • Sốt cao trên 38.5 độ C
  • Nhịp thở nhanh hơn bình thường hoặc có dấu hiệu ngừng thở
  • Bỏ ăn, bú kém
  • Quấy khóc, ngủ li bì, móng tay, móng chân tím tái

Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh lý có diễn biến khó lường, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa và điều trị. Khi không thể chăm sóc trẻ tại nhà, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn, thăm khám và định hướng điều trị đúng đắn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm