Viêm amidan quá phát ở trẻ em – Cách nhận biết và điều trị

Viêm amidan quá phát ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến. Bệnh gây sưng, đỏ họng khiến trẻ nuốt vướng, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Tình trạng này kéo dài có thể kìm hãm sự phát triển của bé. Cha mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Mách mẹ cách nhận biết và điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em
Mách mẹ cách nhận biết và điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em

Viêm amidan quá phát là gì?

Viêm amidan quá phát là hiện tượng tăng trưởng bất thưởng của khối amidan khi tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần và kéo dài. Đây là hệ quả của viêm amidan cấp tính không được can thiệp kịp thời và đúng cách, lâu ngày ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Viêm amidan quá phát ở trẻ em được chia thành 4 cấp độ, với triệu chứng và đặc trưng như sau:

  • Viêm amidan quá phát độ 1: Hình dạng amidan ở cấp độ này có cuống gọn, to tròn, kích thước chỉ chiếm khoảng ¼ so với khoảng cách giữa 2 chân trụ amidan. Cảm giác vướng víu, khó chịu ở cổ dường như chưa rõ ràng.
  • Viêm amidan quá phát độ 2: Ở cấp độ này, amidan có chiều ngang bằng ⅓ khoảng cách giữa 2 chân trụ amidan. Kích thước amidan đã có sự tăng trưởng rõ rệt, gây ảnh hưởng đến giọng nói và đường thở của bé.
  • Viêm amidan quá phát độ 3: Đây là cấp độ viêm amidan quá phát ở trẻ em vô cùng nghiêm trọng, gây ra nhiều triệu chứng phiền toái. Lúc này, kích thước amidan đã phát triển hơn so với cấp độ 2, có chiều ngang bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 chân trụ amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 4: Cấp độ này hiếm gặp ở trẻ, chủ yếu là xảy ra ở người lớn. Đặc trưng của viêm amidan quá phát cấp độ 4 là bề mặt amidan gồ ghề, màu đỏ sẫm, chân trụ giữa amidan dày hơn.

Trẻ bị viêm amidan quá phát
Trẻ bị viêm amidan quá phát

6 nguyên nhân gây viêm amidan quá phát ở trẻ em

Dưới đây là 6 nguyên nhân được cho là “thủ phạm” gây viêm amidan quá phát ở trẻ:

  • Do virus, vi khuẩn: Các loại virus, vi khuẩn thường gặp gây viêm amidan quá phát có thể kể đến là liên cầu khuẩn, virus Parainfluenza, Adenoviruses, virus Parainfluenzae,…
  • Cấu tạo amidan: Amidan có nhiều khe hốc, do cấu tạo này nên vi khuẩn, virus và thức ăn có thể bị chặn lại nếu trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách. Điều này khiến amidan dễ bị viêm nhiễm gây bệnh
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Thời tiết, nhiệt độ thay đổi thất thường, nhất là vào mùa lạnh sẽ khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây viêm, nhiễm trùng amidan
  • Cơ thể nhiễm lạnh: Trẻ thường xuyên uống nước lạnh hoặc ăn những thực phẩm đông lạnh cũng là căn nguyên gây viêm amidan. Việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn quá phát
  • Những nguyên nhân khác: Ngoài ra, viêm amidan quá phát ở trẻ em còn do những nguyên nhân khác như hệ miễn dịch kém, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không phù hợp,…

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Triệu chứng viêm amidan quá phát là gì?

Khi trẻ bị viêm amidan quá phát, bộ phận này sẽ nhanh chóng tăng trưởng xâm lấn khoang họng gây nên những triệu chứng sau:

  • Ho khan, đặc biệt là ho về đêm
  • Khó thở, khó chịu, người mệt mỏi
  • Khó nuốt, lười ăn, đau rát họng, hơi thở có mùi hôi
  • Ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ
  • Khó phát âm, triệu chứng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em như thế nào?

Trẻ bị viêm amidan quá phát cần được thăm khám tại bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những cách điều trị viêm amidan quá phát ở trẻ em, cha mẹ hãy tham khảo nhé!

Trẻ bị amidan quá phát uống thuốc gì?

Thuốc giảm đau – hạ sốt: Với trẻ nhỏ, để hạ sốt, mẹ có thể cho bé dùng Paracetamol dạng viên nang hoặc dạng nhét hậu môn. Lưu ý, không nên lạm dụng, cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ

  • Thuốc chống viêm: amitase, Corticoid, alphachymotrypsin,… nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đỏ tại chỗ hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan quá phát do vi khuẩn. Các loại kháng sinh được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ là Erythromycin, Cephalexin, Penicillin G, Amoxicillin,…
  • Thuốc súc họng: Để làm sạch họng, ngăn ngừa sự nhiễm trùng, mẹ có thể cho bé súc miệng bằng dung dịch nước muối NaCl 0.9% 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Thuốc long đờm, giảm ho: Dextromethorphan, Bromhexin, N – Acetylcystein,… nhóm thuốc này chỉ được dùng trong trường hợp trẻ bị ho dai dẳng, liên tục gây kiệt sức. Việc sử dụng tùy ý có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ với trẻ

Trẻ bị viêm amidan quá phát uống thuốc gì?
Trẻ bị viêm amidan quá phát uống thuốc gì?

Mẹo dân gian chữa viêm amidan quá phát ở trẻ em

  • Gừng: Rửa sạch, đập dập, thái lát mỏng, sau đó hãm với một ly nước nóng trong vòng 15 phút. Để gia tăng hiệu quả, mẹ có thể cho thêm 1 muỗng cafe mật ong nguyên chất vào trà gừng, dùng thìa khuấy đều rồi cho bé uống khi còn ấm. Cách này giúp làm dịu họng, giảm viêm, giảm ho cho trẻ.
  • Tỏi: Chuẩn bị 1 củ tỏi, đầu tiên bóc vỏ, đập dập rồi cho vào 1 ly sữa tươi. Đun sôi hỗn hợp này trong vòng 10 phút rồi cho bé uống. 
  • Chanh và đường phèn: Đun chảy đường phèn, sau đó thái chanh và chế thêm một chút nước ấm. Hãm hỗn hợp này trong vòng 20 phút là có thể cho bé uống. Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả nhanh chóng nhất

Mẹo dân gian trị viêm amidan quá phát ở trẻ em
Mẹo dân gian trị viêm amidan quá phát ở trẻ em

Trẻ bị viêm amidan quá phát có nên cắt không?

Cắt amidan thường được chỉ định trong trường hợp sau:

  • Điều trị nội khoa không phát huy tác dụng, ổ viêm ngày càng nghiêm trọng
  • Trẻ bị viêm amidan quá phát tái nhiều lần trong một năm (trên 5 lần)
  • Bệnh gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm phế quản phổi, viêm khớp,…
  • Amidan phì đại gây cản trở tới khả năng phát âm, giấc ngủ, hô hấp,…

Amidan là một phần của hệ miễn dịch, vì vậy việc cắt bỏ cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng bảo vệ. Vì vậy, phẫu thuật cắt amidan chỉ được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, với những trẻ nhỏ hơn, nếu amidan sưng to, gây chèn ép đường thở dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ, thiếu oxy thì cũng có thể được cân nhắc cắt amidan sớm.

Viêm amidan quá phát ở trẻ em là bệnh lý phổ biến ở đối tượng có thể trạng yếu. Triệu chứng của bệnh tái đi tái lại gây ra rất nhiều phiền toái cho trẻ. Vì vậy, ngay khi phát hiện bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm