Viêm amidan cấp tính ở trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường!

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em là bệnh tai mũi họng thường gặp. Nhìn chung, triệu chứng của bệnh không có gì đáng lo ngại. Nhưng việc chủ quan, lơ là có thể khiến bệnh tình của trẻ dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em
Viêm amidan cấp tính ở trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường!

Viêm amidan cấp là gì?

Viêm amidan là tình trạng viêm của amidan ở họng (các tuyến ở phía sau cổ họng, có thể nhìn thấy qua miệng). Tình trạng viêm có thể liên quan đến các khu vực khác của phía sau cổ họng, bao gồm các tuyến và amidan lưỡi (mô amidan ở mặt sau của lưỡi). Có một số biến thể của viêm amidan: viêm amidan cấp tính, tái phát, mãn tính và áp xe amidan. Trong đó viêm amidan cấp tính là phổ biến hơn cả.

Viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ
Viêm amidan cấp tính ở trẻ nhỏ

Viêm amidan cấp thường tự thuyên giảm sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, cộng thêm với yếu tố chăm sóc và điều trị chưa hợp lý, bệnh có thể tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em

Những nguyên nhân gây viêm amidan bao gồm:

  • Viêm amidan cấp ở trẻ do virus: Virus herpes simplex, Streptococcus pyogenes (GABHS), Epstein-Barr virus (EBV), cytomegalovirus, adenovirus và virus sởi gây ra hầu hết các trường hợp viêm amidan cấp tính ở trẻ em
  • Viêm amidan cấp ở trẻ do vi khuẩn: Vi khuẩn gây nên viêm amidan phổ biến nhất là nhóm A Streptococcus, tu cầu, haemophilus influenzae, xoắn khuẩn,…
  • Ngoài ra, những yếu tố thuận lợi như tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm môi trường, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, cơ địa nhạy cảm, đề kháng kém,…. cũng là tác nhân gây nên viêm amidan ở trẻ nhỏ

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Các triệu chứng của viêm amidan cấp tính ở trẻ em có thể khởi phát đột ngột với biểu hiện như sau:

Triệu chứng toàn thân

  • Người mệt mỏi, uể oải, ăn uống kém, đau đầu
  • Sốt từ nhẹ đến cao
  • Ít tiểu tiện, táo bón

Triệu chứng cơ năng

  • Đau họng, cơn đau thường khó chịu hơn khi nuốt hoặc ho
  • Trẻ nói giọng mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khò khè
  • Tăng tiết đờm gây khó chịu, thay đổi giọng nói

Triệu chứng khi khám họng

  • Amidan sưng đỏ, bề mặt xuất hiện những mảng trắng
  • Niêm mạc họng đỏ, ít ẩm ướt

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm amidan

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không?

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, nhẹ có thể gây ra những phiền toái tới cuộc sống, sinh hoạt của trẻ. Nặng thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm amidan mãn tính, nhiễm trùng amidan, viêm tấy amidan, sỏi amidan, viêm tấy thành bên họng
  • Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh khí phế quản, viêm hạch cổ mãn tính
  • Nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm khớp

Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và sức khỏe chung của con bạn.

Nguyên tắc điều trị

Điều trị viêm amidan cấp tính ở trẻ em cần tập trung vào giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng. Cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng sau 3 – 5 ngày chăm sóc. Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định từ bác sĩ.

Các biện pháp chăm sóc viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính ở trẻ em cần được chăm sóc theo hướng dẫn sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi

Thời gian nằm trên giường nghỉ ngơi là cách tốt nhất để đối phó với tình trạng bệnh. Mẹ nên cho bé hoạt động quanh nhà trong thời gian điều trị viêm amidan, tránh chạy nhảy, di chuyển ngoài trời nắng khiến thân nhiệt tăng và mệt mỏi. Nên cho trẻ ngủ ở phòng thoáng mát, kín gió, yên tĩnh để con có không gian nghỉ ngơi thoải mái nhất.

Cho trẻ nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi
Cho trẻ nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng phục hồi

Bổ sung nhiều nước

Đôi khi trẻ viêm amidan cấp tính có thể bị sốt nên dễ mất nước. Vì vậy, mẹ nên khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Bạn có sử dụng nước ấm, sữa, nước ép trái cây để bù nước, đồng thời bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé.

Mật ong

Mật ong là chất lỏng có độ kết dính, vị ngọt thanh và hoạt động tương tự như loại một kháng sinh tự nhiên. Khi được tiêu thụ, nó sẽ bao phủ toàn bộ niêm mạc họng và bảo vệ bộ phận này khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Đồng thời nhanh chóng làm lành tổn thương, giảm đau và ngứa ngáy. Vì vậy, sử dụng mật ong là cách rất hiệu quả trong quá trình điều trị viêm amidan cấp tính ở trẻ em. Mẹ có thể pha mật ong cùng với nước ấm cho bé uống 2 – 3 lần/ngày để giảm ho và cải thiện giấc ngủ của trẻ.

Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong.

Súc miệng bằng nước muối

Khi bị viêm amidan, họng và khoang mũi là nơi trú ngụ lý tưởng của các virus, vi khuẩn gây hại. Để tránh sự lây lan cũng như giảm sự sinh sôi, phát triển của chúng, mẹ nên khuyến khích trẻ súc miệng và rửa mũi bằng dung dịch nước muối thường xuyên.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Máy lọc không khí có tác dụng loại bỏ các chất dị ứng gây hại cho đường hô hấp ra khỏi căn nhà của bạn. Chúng hoạt động bằng cách di chuyển không khí trong nhà qua một loạt các bộ lọc để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn và bụi, tạo ra không khí trong lành, sạch sẽ.

Cho trẻ ăn những thực phẩm dạng lỏng, mềm

Đau rát và ngứa cổ họng là những phiền toái mà trẻ bị viêm amidan cấp tính phải đối mặt. Đó là lý do vì sao mẹ sẽ thấy bé rất lười ăn trong giai đoạn này. Để kích thích bé ăn ngon, tránh thiếu chất, mẹ nên ưu tiên nấu cho con những món ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, không gây tổn thương niêm mạc họng như cháo, súp, canh,… Đồng thời kết hợp bổ sung thêm với các thực phẩm giàu năng lượng để nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, kiểm soát bệnh nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm amidan cấp tính ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ, từ đó chủ động phòng ngừa và giải pháp điều trị kịp thời, nhất là vào thời điểm giao mùa.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm