Giúp MẸ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ

Viêm họng và viêm phế quản là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào mùa lạnh. Đây là hai căn bệnh tiêu biểu đường hô hấp, với triệu chứng đặc trưng là ho khan. Do vậy, phụ huynh cần phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ để có hướng điều trị và chăm sóc kịp thời.

Giúp MẸ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ
Giúp MẸ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản ở trẻ

Khái niệm

Trước khi phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản, hãy cùng Vesihohap tìm hiểu khái niệm của từng bệnh lý nhé!

Viêm họng là gì?

Họng là “cửa ngõ” hô hấp, nơi giao giữa đường thở và đường ăn. Vị trí này vô cùng nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau nên rất dễ bị tổn thương. Viêm họng đề cập tới tình trạng sưng, viêm ở hầu họng. Đây là một trong những mối quan tâm phổ biến nhất của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi đi học. Viêm họng là một căn bệnh khá quen thuộc mà hầu hết ai cũng sẽ gặp phải nhiều lần trong đời, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.

Tìm hiểu về bệnh viêm họng ở trẻ
Tìm hiểu về bệnh viêm họng ở trẻ

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ chủ yếu là do virus, vi khuẩn, tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp.

Nhìn chung, viêm họng không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, sự chủ quan, lơ là, không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm họng hạt, viêm amidan, bội nhiễm, viêm thanh quản,…

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của các ống phế quản – ống mang không khí đến và đi từ phổi bị viêm. Dấu hiệu tiềm ẩn đầu tiên của bệnh viêm phế quản là triệu chứng ho. Khi cơn ho kéo dài, thậm chí còn kèm theo chất nhầy, có thể là màu trong, trắng, xám, xanh lục. Ngoài ra, trẻ bị viêm phế quản còn gặp các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh, khó chịu ở ngực.

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Có hai loại viêm phế quản, cấp tính và mãn tính. Cả hai đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên và có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra:

  • Viêm phế quản cấp tính: Thường giảm dân và hết sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, cơn ho vẫn có thể kéo dài nhiều ngày sau đó. Viêm phế quản cấp tính rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, nếu ho nhiều và đau tức ngực, cha mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện
  • Viêm phế quản mãn tính: Trẻ em thường không bị viêm phế quản mãn tính, nhưng nếu triệu chứng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn như tắc nghẽn mãn tính

Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản

Cả viêm họng và viêm phế quản đều gây ra những cơn ho dai dẳng cho bé. Vậy làm thế nào để phân biệt từng loại ho, tránh nhầm lẫn:

  • Viêm họng: Trẻ bị ho do viêm họng luôn có biểu hiện rát họng, ngứa cổ. Cảm giác vướng đờm ho ở họng sẽ làm trẻ cố gắng ho để đẩy các dị vật ra ngoài. Ho khan liên tục làm tổn thương nghiêm trọng tới niêm mạc, gây phù nề, đỏ ứng và sưng tấy, thậm chí chảy máu.
  • Viêm phế quản: Ho do viêm phế quản có chiều hướng tăng dần, có hoặc không kèm đờm. Trẻ ho dữ dội, từng cơn gây nặng ngực, thở mệt, khò khè, khạc ra đờm xanh hoặc vàng. Màu sắc đờm sẽ phản ánh tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Thông thường, đờm trong là dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản do virus, còn đờm xanh hoặc vàng là do vi khuẩn.

Những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản. Tuy nhiên, chỉ dựa vào triệu chứng ho thì khó có thể chẩn đoán chính xác bé đang bị viêm họng hay viêm phế quản. Phụ huynh cần dựa vào những triệu chứng lâm sàng khác ở trẻ, đồng thời nên đưa bé đến bệnh viện càng sớm, càng tốt.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm