Viêm amidan ở trẻ nhỏ – Giải đáp mọi thông tin

Viêm amidan ở trẻ nhỏ là bệnh lý không quá xa lạ. Hầu như đứa trẻ nào cũng đã từng bị ít nhất 1 lần trong thời thơ ấu. Để hiểu hơn về bệnh lý này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp mọi thông tin về viêm amidan ở trẻ em
Giải đáp mọi thông tin về viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan ở trẻ nhỏ là gì?

Amidan bị nhiễm trùng được gọi là viêm amidan. Đây là bộ phận nằm ở phía sau cổ họng. Nó tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, với khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công đường hô hấp.

Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ nhỏ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chủ yếu ở trẻ đi mẫu giáo và trẻ vị thành niên. 

Nguyên nhân gây viêm amidan có thể do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên phổ biến nhất là do Streptococcal. Bệnh lý này có khả năng lây từ người sang người khá cao. Đồng thời dễ gây nên biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Triệu chứng của viêm amidan ở trẻ em

Viêm amidan có 3 cấp độ: Cấp tính, mãn tính và tái phát:

Các triệu chứng chung của viêm amidan ở trẻ nhỏ là:

  • Đau họng
  • Khó nuốt
  • Giọng nói khò khè
  • Sốt nhẹ
  • Đau tai
  • Ớn lạnh
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Amidan sưng đỏ, có đốm trắng hoặc vàng
  • Ở trẻ dưới 1 tuổi, bạn có thể nhận thấy sự cáu kỉnh tăng lên, kém ăn hoặc chảy nhiều nước dãi

Triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy vào từng cấp độ.

Viêm amidan sẽ khiến trẻ bị sưng họng, xuất hiện đốm trắng
Viêm amidan sẽ khiến trẻ bị sưng họng, xuất hiện đốm trắng

Viêm amidan cấp tính

Hầu hết trẻ đều từng mắc phải viêm amidan ít nhất 1 lần trong năm. Thông thường, các triệu chứng của viêm amidan cấp tính sẽ bùng phát trong vòng dưới 10 ngày.

Trẻ bị viêm amidan cấp tính hoàn toàn có thể điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần tới sự can thiệp y tế để nhanh chóng bình phục.

Viêm amidan mãn tính

Trẻ bị viêm amidan mãn tính sẽ kéo dài hơn tình trạng cấp tính. Những triệu chứng của bệnh cũng sẽ gia tăng hơn:

  • Đau họng
  • Hôi miệng
  • Có hiện tượng bã đậu amidan

Nếu bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ, bác sĩ sẽ đề nghị cắt amidan.

Viêm amidan tái phát

Đây là tình trạng trẻ bị viêm amidan nhiều lần trong năm ( 5 – 7 lần/năm). Triệu chứng của bệnh rất dễ tái phát. Do đó, cũng giống như viêm amidan mãn tính, cắt amidan cũng là chỉ định điều trị khi trẻ bị viêm amidan tái phát.

Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm sẽ được coi là viêm amidan tái phát
Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm sẽ được coi là viêm amidan tái phát

Điều trị viêm amidan ở trẻ

Tùy vào thể trạng, độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bác sĩ sẽ khuyến cáo phương pháp điều trị phù hợp. Trẻ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu nguyên nhân gây viêm amidan là do virus, việc điều trị sẽ tập trung vào các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen điều chế dạng viên hoặc lỏng có tác dụng giảm đau sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm amidan ở trẻ. Loại thuốc này có sẵn mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, khi dùng cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý về liều lượng và cách sử dụng để tránh tác dụng phụ
  • Cắt amidan: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính và tái phát. Hoặc bệnh lý gây ra biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Thông qua việc phẫu thuật, các vấn đề như đau họng, khó nuốt, hô hấp khó khăn,… do viêm amidan gây ra sẽ được thuyên giảm đáng kể
  • Làm dịu họng cho trẻ bằng các loại thức uống nóng: Trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc,… Nước có tác dụng làm dịu họng, giảm đau rát họng. Không những thế khi kết hợp với các dược liệu thiên nhiên có đặc tính chống viêm, hiệu quả của giải pháp này sẽ được gia tăng rất nhiều

Trà ấm giúp làm dịu họng, giảm ho hiệu quả
Trà ấm giúp làm dịu họng, giảm ho hiệu quả

  • Súc miệng bằng nước muối: Dung dịch nước muối với tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, giảm đờm nhớt, làm dịu họng cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Bố mẹ nên cho bé súc miệng 1 – 3 lần/ngày. Dung dịch súc miệng thể tự pha chế bằng muối tinh với nước hoặc mua tại các tiệm thuốc Tây
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn: Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, cơ thể trẻ sẽ bị suy yếu dẫn đến hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ bị giảm sút. Lúc này, mẹ càng cần cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn để nhanh chóng bình phục sức lực. Tránh những hoạt động dùng nhiều sức lực, vui chơi ngoài trời,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí khô hanh cũng sẽ khiến cho triệu chứng viêm amidan ở trẻ trở lên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ cần cải thiện chất lượng không khí trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm. Không khí ẩm sẽ giúp bé hô hấp dễ dàng, giảm đau rát họng, loãng đờm, cho bé giấc ngủ ngon hơn
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá,…: Đây đều là những tác nhân nguy hiểm gây bệnh đường hô hấp cho trẻ nhỏ. Do đó, khi bị viêm amidan, bố mẹ nên hạn chế cho bé đi ra nơi đông người, khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi. Đặc biệt là không cho trẻ tiếp xúc với người hút thuốc, các con vật nuôi có lông, người bị bệnh,…

Khi nào trẻ bị viêm amidan cần đi bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao trên 39.5 độ C
  • Yếu cơ
  • Cứng cổ
  • Đau họng suốt 2 ngày liên tục

Trong một số ít trường hợp, amidan có thể nhiễm trùng nặng khiến họng bị sưng tấy gây hô hấp khó khăn cho trẻ. Nếu điều này xảy ra, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh lý viêm amidan ở trẻ. Mong rằng với chia sẻ này, bố mẹ sẽ hiểu hơn về kiến thức bệnh lý, qua đó có chuẩn bị tốt khi bé bị bệnh!

??? Xem thêm:

Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm