Cảnh giác khi trẻ bị viêm amidan có mủ

Trẻ bị viêm amidan có mủ là một dạng bệnh lý mãn tính, gây nguy cơ biến chứng rất cao. Chẳng hạn như áp xe họng, viêm tai giữa, viêm phế quản,… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cảnh giác khi trẻ bị viêm amidan có mủ
Cảnh giác khi trẻ bị viêm amidan có mủ

Trẻ bị viêm amidan có mủ là gì?

Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch. Nó đóng vai “người bảo vệ” ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Vì đây là nơi tiếp giao giữa đường hô hấp và thực quản nên thường bị tổn thương nhiều nhất trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Khi tác nhân này tấn công ồ ạt, hệ miễn dịch ở trẻ không có sức chống đỡ, amidan có thể bị nhiễm trùng gây viêm, xuất hiện những hốc mủ trắng, vón cục.

Viêm amidan có mủ sẽ xuất hiện những mảng trắng đục trong họng
Viêm amidan có mủ sẽ xuất hiện những mảng trắng đục trong họng

Những triệu chứng trẻ viêm amidan có mủ phải đối mặt là:

  • Họng đau rát, khó nuốt. Đôi khi sự khó chịu còn lây lan tới vùng tai
  • Sốt
  • Phần cổ xuất hiện hạch
  • Quan sát trong hầu họng thấy có mủ trắng như bã đậu
  • Hơi thở hôi, khó chịu
  • Khò khè, khó thở, ho nhiều, xuất tiết

Nguyên nhân gây viêm amidan có mủ ở trẻ có thể do sự thay đổi thất thường của môi trường và nhiệt độ bên ngoài. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên khó có thể chống đỡ trước những thay đổi này. Ngoài ra, việc trẻ tiếp xúc gần với bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc, phấn hóa,… cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan có mủ.

Viêm amidan mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm amidan có mủ tưởng chừng là căn bệnh đường hô hấp thông thường. Nhưng ở trẻ, nếu phụ huynh không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ dễ dẫn đến biến chứng, gây đe dọa tới sức khỏe của trẻ:

  • Áp xe amidan gây đau vùng họng và ảnh hưởng đến hoạt động cơ miệng
  • Nguy cơ mắc viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh khí phế quản,…
  • Ngủ li bì, thậm chí trẻ có thể rơi vào trạng thái ngừng thở khi ngủ hết sức nguy hiểm
  • Nhiều trường hợp viêm amidan mủ nặng có thể gây phù mặt, suy phổi, nhiễm khuẩn huyết,… Đây đều là những biến chứng nặng đe dọa tới tính mạng của trẻ

Trẻ bị viêm amidan có mủ sốt mấy ngày?

Sốt là một trong những biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị viêm amidan có mủ. Nhiều phụ huynh băn khoăn trẻ sốt mấy ngày khi bị viêm amidan có mủ?

Thông thường, trẻ sẽ bị sốt kéo dài từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, cơn sốt do viêm amidan có mủ gây ra sẽ kéo dài đến 10 ngày. Tình trạng sốt ở trẻ sẽ tùy thuộc vào mầm mốc gây bệnh và thể trạng của từng đối tượng.

Trẻ bị viêm amidan có mủ gây sốt kéo dài đến 10 ngày
Trẻ bị viêm amidan có mủ gây sốt kéo dài đến 10 ngày

Phụ huynh cần lưu ý khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 39 độ C. Song song với điều trị viêm amidan có mủ, bố mẹ cần hạ sốt cho trẻ kịp thời để tránh nguy cơ biến chứng.

Cách điều trị viêm amidan có mủ cho trẻ

Các giải pháp điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ có thể là:

Sử dụng thuốc

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng loại thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc phù hợp với trẻ bị viêm amidan có mủ:

  • Erythromycin
  • Roxithromycin
  • Cephalexin
  • Amoxicillin
  • Acid clavulanic
  • Paracetamol (Trường hợp trẻ có triệu chứng sốt)

Lưu ý: Nếu trong quá khứ trẻ từng dị ứng với loại thuốc kháng sinh nào, bố mẹ cần thông báo với bác sĩ để kê đơn phù hợp.

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan có mủ
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan có mủ

Phẫu thuật cắt Amidan

Nếu amidan bị sưng to gây tắc nghẽn đường thở làm bé hô hấp khó khăn. Bác sĩ cân nhắc việc phẫu thuật cắt amidan cho bé. Ngoài ra, phương pháp điều trị này còn được chỉ định khi bệnh đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm cơ tim,…

Tuy nhiên, trẻ trên 5 tuổi mới đủ điều kiện làm phẫu thuật amidan. Với trẻ nhỏ tuổi hơn, bác sĩ sẽ có thể thay thế bằng phương pháp nạo VA.

Trẻ bị viêm amidan có mủ nên ăn gì?

Dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quan trọng đến quá trình điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ. Đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ gây tổn thương cổ họng. Từ đó trẻ bình phục nhanh chóng hơn.

  • Sữa và chế phẩm từ sữa
  • Thức ăn mềm, lỏng: Các nguyên liệu nên được chế biến dạng nhừ, nhuyễn để tránh gây tổn thương cổ họng. Tốt nhẹ, mẹ nên nấu những món cháo, súp dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này
  • Tăng cường bổ sung chất lỏng: Nước ấm, sinh tố trái cây giàu vitamin C
  • Nêm nếm thêm các gia vị có tính ấm, nóng để giảm viêm, bảo vệ cổ họng như tỏi, gừng, nghệ,…
  • Bổ sung cho trẻ thêm rau xanh

Bổ sung nhiều thực phẩm vitamin C giúp trẻ tăng đề kháng
Bổ sung nhiều thực phẩm vitamin C giúp trẻ tăng đề kháng

Kết hợp với các biện pháp chăm sóc

Bên cạnh các giải pháp điều trị, để bệnh nhanh khỏi và không tái phát, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng, họng đều đặn mỗi ngày
  • Trẻ cần được rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Không để cơ thể trẻ nhiễm lạnh, mặc quần áo ấm, mang tất, khăn quàng cổ cho trẻ khi đi ra ngoài vào mùa đông
  • Khuyến khích trẻ uống đủ 2 lít nước/ngày
  • Cho trẻ chơi các môn thể thao phù hợp để rèn luyện thể lực
  • Khi trẻ ra mồ hôi, mẹ nên lau khô người, mặc cho trẻ quần áo thoáng mát để tránh nhiễm lạnh

Trên đây là những thông tin liên quan đến trẻ bị viêm amidan có mủ. Trong quá trình điều trị, nếu trẻ xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường, phụ huynh cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện, tránh để lâu ủ bệnh trong người rất khó chữa.

Vesihoahap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm