[Giải đáp] Bé ho có nên nằm điều hòa không?

Bé ho có nên nằm điều hòa không là quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy mẹ phải đối phó như thế nào khi mùa hè đến, bé ho nhưng lại phải kiêng gió điều hòa? Những chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

??? Xem thêm

Bé ho có nên nằm điều hòa không là băn khoăn của rất nhiều các mẹ
Bé ho có nên nằm điều hòa không là băn khoăn của rất nhiều các mẹ

Bé ho có nên nằm điều hòa không? – vshh

Vào những ngày hè nóng bức, sự xuất hiện của điều hòa hay máy lạnh chẳng khác nào vị cứu tính giúp cả gia đình “trốn” nắng! Thế nhưng, cơ địa của trẻ nhỏ thì hoàn toàn khác với người lớn. Nhất là khi con bị ho, băn khoăn bé ho có nên nằm điều hòa hay không lại khiến bố mẹ đắn đo suy nghĩ.

Lời khuyên cho mẹ trong trường hợp này là không nên cho bé nằm điều hòa khi bị ho. Lý do là bởi:

Hẳn mẹ cũng biết, ho là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, nhằm bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của dị vật, bụi bẩn và vi khuẩn. Nhưng trong một số trường hợp, đây lại là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp. Do đó, nếu bố mẹ chủ quan, không chăm sóc và kiêng cữ đúng cách, tình trạng ho ở trẻ sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.

Bé nằm điều hòa sẽ khiến tình trạng ho trở lên nghiêm trọng hơn
Bé nằm điều hòa sẽ khiến tình trạng ho trở lên nghiêm trọng hơn

Vào những ngày hè, nhiệt độ trong phòng bật điều hòa sẽ chênh lệch khá nhiều với nhiệt độ ngoài trời cũng như thân nhiệt hiện tại của bé. Mà nguyên tắc điều trị ho là cần phải đảm bảo giữ cho thân nhiệt của bé luôn ở mức ổn định. Sự thay đổi đột ngột này khiến trẻ khó có thể thích nghi được. Dĩ nhiên, cơn ho sẽ diễn biến ngày càng xấu hơn.

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, họng, da, và đường hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương, dễ bị vi khuẩn tấn công nếu nằm trong phòng điều hòa liên tục trong 4 giờ đồng hồ. 

Nguy hiểm hơn, nếu bé đang nằm phòng điều hòa mà đột ngột di chuyển ra môi trường bên ngoài sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt, gây viêm đường hô hấp và những biến chứng nặng hơn.

Bé ho nằm được điều hòa trong trường hợp nào? -vshh

Thật khó với thời tiết nóng bức của mùa hè Hà Nội mà không bật điều hòa trong phòng. Nếu bé không bị bệnh đường hô hấp, bật điều hòa sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho cả gia đình.

Vì vậy, bé ho có nên nằm điều hòa không? Câu trả lời là có thể nhưng mẹ cần chú ý những điều sau:

Nhiệt độ điều hòa thích hợp – vshh

Như ở trên đã đề cập, thể trạng ở người lớn và trẻ nhỏ không giống nhau. Chình vì vậy, với nhiệt độ trong phòng người lớn cảm thấy vô cùng sảng khoái, nhưng với trẻ chưa chắc là phù hợp. Điều chỉnh điều hòa xuống mức thấp trẻ sẽ dễ bị ho, cảm cúm, cảm lạnh,…  

Bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp
Bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp

Để bé nằm điều hòa mà không sợ bị ho, cảm lạnh, mẹ nên duy trì mức nhiệt trong phòng và ngoài không chênh nhau quá 5 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất dao động trong khoảng 27 – 29 độ C.

Cho con uống nhiều nước -vshh

Điều đáng lo nhất khi cho bé nằm điều hòa đó chính là bị mất nước. Cơ thể mất nước sẽ khiến bé mệt mỏi, uể oải, từ đó khiến chứng ho ngày càng trầm trọng hơn.

Do vậy, vào những ngày hè nóng bực, bé nằm trong phòng máy lạnh nhiều mẹ nên cho bé uống thật nhiều nước nhé. Đặc biệt, nước uống còn làm cơn ho của bé dịu lại, giảm bớt sự khó chịu ở cổ họng, loãng đờm. Đây quả đúng là “một mũi tên trúng hai đích”!

Cho bé uống thêm nhiều nước
Cho bé uống thêm nhiều nước

Mẹ có thể cho bé uống nước lọc, các loại nước ép trái cây, sữa, nước canh, nước súp,… Tất cả đều có công dụng bù nước, giảm ho hiệu quả.

Không bật điều hòa 24/24

Bật điều hòa 24/24 sẽ khiến chất lượng không khí trở lên xấu đi, không có lợi cho tình trạng của bé. Do đó, trong một ngày, mẹ nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần. Sau khi ngắt, mẹ nên mở tất cả các cửa sổ trong phòng để tăng lưu thông khí, đồng thời đón nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

Quy tắc 3 phút

Nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn với ngoài trời có thể dễ dàng “hạ gục” đề kháng của trẻ. Do đó, để cho bé nằm điều hòa khi đang bị ho, mẹ hãy ghi nhớ quy tắc 3 phút sau:

Trước khi bé để bé di chuyển từ phòng điều hòa ra môi trường bên ngoài, mẹ hãy mở hé cửa khoảng 3 phút. Điều này giúp bé làm quen dần với nhiệt độ ngoài tránh, tránh sốc nhiệt.

Tương tự như vậy, khi bé vừa từ ngoài về, trước khi bước vào phòng máy lạnh, mẹ nên dùng khăn khô lau người cho bé. Đồng thời, để bé vui chơi ngoài ở phòng nhiệt độ bình thường ít nhất 3 phút.

Không để hướng gió điều hòa thốc thẳng vào mặt – vshh

Đây là điều đại kỵ khi bé bị ho, hướng gió điều hòa thốc thẳng vào mặt sẽ khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn. Do đó, mẹ nên che chắn cho bé thật cẩn thận nhé!

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tạo độ ẩm trong phòng – vshh

Giữ cho phòng luôn sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, mẹ nên vệ sinh cửa điều hòa thường xuyên, vì bụi bẩn bám trên đó có thể đi theo luồng khí ra ngoài gây dị ứng cho trẻ.

Giữ phóng bé sạch sẽ, thoáng mát
Giữ phóng bé sạch sẽ, thoáng mát

Có kỹ năng xử lý đúng khi con bị ho vì ngồi điều hòa – vshh

Nếu bé bị ho mới chớm, mẹ cho bé sử dụng một số bài thuốc dân gian. Chẳng hạn như: chanh mật ong (trẻ trên 1 tuổi), lá hẹ + đường phèn, húng chanh + đường phèn,…

Dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng giúp bé giảm ho, ngừa ốm vặt. Một số thực phẩm giúp bé tăng cường sức đề kháng: cam, quýt, táo, lê, bưởi, thịt gà, tôm bóc vỏ, trứng,….

Áp dụng bài thuốc dân gian để trị ho cho bé
Áp dụng bài thuốc dân gian để trị ho cho bé

Với bé ho kèm đờm, mẹ nên tiến hành vệ sinh họng và mũi cho bé thường xuyên để giúp thông thoáng, giảm bớt sự khó chịu.

Trong trường bé bị ho kéo dài, áp dụng các cách chăm sóc tại nhà nhưng vẫn không thuyên giảm. Mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng nhất.

Trên đây là giải đáp bé ho có nên nằm điều hòa không? và những lưu ý để bé nằm điều hòa mà mẹ không sợ bé bị bệnh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn.

Xem nhiều hơn: Ho gió ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tại nhà

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm