Viêm xoang ở trẻ em: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm xoang ở trẻ em rất khác so với người lớn. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này ở trẻ, hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây!

Viêm xoang ở trẻ em Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Viêm xoang ở trẻ em Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Xoang là gì?

Trong giải phẫu học, thuật ngữ “xoang” được dùng để chỉ một hệ thống các khoang rỗng. Mặc dù trên cơ thể con người có rất nhiều xoang, nhưng từ “xoang” dùng để chỉ những xoang xung quanh mũi và mắt.

Các hốc xoang này được lót bằng mô mềm và chúng thường trống rỗng. Các “bức tường” của hốc xoang được phủ một lớp chất dịch nhẹ, giúp giữ cho mô ẩm. Đồng thời nó cũng có tác dụng bẫy vi khuẩn.

Có 4 xoang khác nhau:

  • Xoang hàm trên: Là khoang lớn nhất nằm ở gò má
  • Xoang trán: Nằm ở phía trên sống mũi
  • Xoang sàng: Nằm ở giữa mắt
  • Xoang bướm: nằm ở sâu trong mũi

Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Khi lớp niêm mạc xoang bị vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt gây viêm nhiễm và nề sẽ được coi là viêm xoang. Bệnh thường bắt đầu sau mỗi đợt nhiễm trùng đường hô hấp.

Hệ thống xoang được phát triển dần dần theo thời gian chứ không xuất hiện ngay sau khi sinh. Chúng sẽ hoàn thiện ở người 20 tuổi, theo từng giai đoạn như sau: Xoang sàng có ngay khi mới sinh, xoang bướm xuất hiện năm 3 – 4 tuổi và xoang trán và xoang hàm có ở năm 7 – 8 tuổi.

Sự phát triển của hệ thống xoang theo thời gian
Sự phát triển của hệ thống xoang theo thời gian

Các xoang nằm rất gần nhau nên thường bị viêm nhiễm nhiều xoang cùng một lúc. Ở trẻ nhỏ, hệ thống xoang còn khá nhỏ nên các triệu chứng thường không rõ ràng như ở người lớn. Mặt khác, do trẻ chưa thể mô tả chính xác biểu hiện mà chúng gặp phải. Vì vậy việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn.

Các loại viêm xoang ở trẻ em:

  • Viêm xoang cấp tính: Bệnh có dấu hiệu bốc phát và thường thuyên giảm nhanh chóng sau 10 ngày nếu được can thiệp tích cực
  • Viêm xoang mãn tính: Triệu chứng có thể dai dẳng, kéo dài tới trên 10 tuần
  • Viêm xoang tái phát: Trẻ sẽ gặp các triệu chứng cấp tính nhiều lần trong 1 năm

Biểu hiện bệnh viêm xoang trẻ em

Các triệu chứng lâm sàng khi trẻ mắc viêm xoang có thể là:

  • Mũi tiết dịch nhiều
  • Nghẹt mũi nên ngủ không ngon giấc
  • Khó chịu ở má, trán và quanh mắt
  • Mắt có quầng thâm, cảm giác sưng phồng ở mắt
  • Nhức đầu, quấy khóc, chán ăn, khó chịu
  • Miệng hôi
  • Ho từng cơn, cảm giác khó chịu ở họng do dịch nhầy trong xoang chảy nhiều xuống họng
  • Do xoang bị tắc nghẽn nên việc hô hấp ở trẻ gặp khó khăn
  • Một số trẻ sẽ có hiện tượng ứ dịch hòm tai
  • Quan sát phim xquang thấy niêm mạc bị sưng, phù nề, kèm theo tình trạng xuất tiết
  • Mất khả năng khứu giác tạm thời

Viêm xoang khiến trẻ khó chịu ở các khu vực mắt, mũi, trán
Viêm xoang khiến trẻ khó chịu ở các khu vực mắt, mũi, trán

Chẩn đoán viêm xoang ở trẻ như thế nào?

Chẩn đoán viêm xoang sẽ được dựa trên kết quả của những xét nghiệm sau:

  • Chụp Xquang: Trẻ bị viêm xoang sẽ thu được hình ảnh phần xoang mờ, niêm mạc dày hơn bình thường
  • Nội soi mũi xoang: Một đầu ống soi sẽ được gắn camera. Sau đó đưa vào đường mũi của trẻ. Ở trẻ viêm xoang sẽ có hình ảnh hai bên hốc mũi chảy nhiều dịch hơn bình thường. Đồng thời xuất hiện tình trạng sưng đỏ, phù nề
  • Chụp ST Scan: Hình ảnh chụp sẽ thấy rõ được những thay đổi bất thường của cấu trúc xoang

Sự khác nhau giữa viêm xoang và bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh xuất hiện theo mùa và thường khởi phát sau khi có tiếp xúc với các chất gây dị ứng (bụi bẩn, thuốc lá, hóa chất,…). Bệnh gây ngứa mũi, chảy nhiều dịch, đau mũi, tắc mũi, hắt hơi
  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác: Các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp chỉ diễn ra trong khoảng 1 tuần. Trong khi đó, triệu chứng viêm xoang sẽ dai dẳng hơn

Trẻ bị viêm xoang điều trị như thế nào?

Việc điều trị viêm xoang sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh lý, tuổi tác và thể trạng của trẻ. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị. Toàn bộ quá trình này phải được thông qua ý kiến của bác sĩ.

Điều trị nội khoa

Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm sưng, thuốc chống viêm,… Liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần.

Điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ
Điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ

Điều trị tại chỗ

Ngoài các loại thuốc điều trị, trẻ sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc nhỏ chống viêm, co mạch, ngăn ngừa xuất tiết để giúp thông thoáng xoang, cho trẻ cảm giác dễ chịu hơn.

Phẫu thuật xoang

Chỉ định phẫu thuật được thực hiện khi các phương pháp nội khoa và tại chỗ không đáp ứng được điều trị. 

Các biện pháp phòng ngừa viêm xoang ở trẻ

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Câu nói luôn đúng trong mọi trường hợp. Để trẻ giảm nguy cơ mắc viêm xoang, bố mẹ cần tuân thủ các biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Trường hợp trẻ mắc cảm lạnh, viêm mũi, viêm amidan,… cần được điều trị dứt điểm tránh tình trạng lây nhiễm qua các xoang 
  • Tránh xa tác nhân gây hại như bụi bẩn, thuốc lá,…
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, bố mẹ cần cho trẻ mặc quần áo ấm, thoáng mát
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh
  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, xung quanh nhà để đảm bảo trẻ sống trong môi trường sạch sẽ nhất
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé khi thời tiết hanh khô

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính, rất khó kiểm soát. Hy vọng, với những thông tin bổ ích về bệnh lý này ở trẻ, bố mẹ sẽ sớm phát hiện được dấu hiệu và có phương pháp điều trị kịp thời.

??? Xem thêm các bệnh đường hô hấp khác:

Vesihohap

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm