Viêm xoang có nguy hiểm không và những hệ lụy đến sức khỏe

Bệnh viêm xoang có nguy hiểm không?” là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng Vesihohap tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm xoang có nguy hiểm không và những hệ lụy đến sức khỏe
Viêm xoang có nguy hiểm không và những hệ lụy đến sức khỏe

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang

Viêm xoang xảy ra khi lớp mô trong hốc xoang bị sưng hoặc viêm. Khi các xoang của trẻ bị tắc nghẽn, chúng sẽ trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và virus, dẫn đến nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng thứ phát xảy ra sau một bệnh khác, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc dị ứng mãn tính. 

Viêm xoang có thể gây ra một danh sách dài các triệu chứng, chúng bao gồm:

  • Tắc nghẽn
  • Chảy dịch mũi sau
  • Đau mắt
  • Đau đầu
  • Hôi miệng
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Giảm khứu giác hoặc vị giác

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ

Thông thường viêm xoang là do nhiễm virus, số ít còn lại do nhiễm nấm. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng góp phần khiến trẻ gia tăng nguy cơ mắc viêm xoang:

  • Vách ngăn lệch
  • Dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Polyp mũi

Những vấn đề sức khỏe này dẫn đến tắc nghẽn xoang, tạo điều kiện cho nhiễm trùng hình thành.

Bệnh viêm xoang có nguy hiểm không?

Viêm xoang có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Nếu triệu chứng kéo dài mà không được can thiệp phù hợp, trẻ có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do viêm xoang gây ra:

Giảm khứu giác

Trong tất cả các biến chứng viêm xoang ở trẻ, giảm khứu giác có lẽ là biểu hiện rõ ràng nhất. Giải thích về hiện tượng này, chuyên gia cho rằng, sở dĩ trẻ bị viêm xoang thường xuyên bị mất khứu giác là do dịch nhầy trong mũi sản sinh quá mức mà không thể thoát ra ngoài. Điều này gây bít tắc xoang mũi, tình trạng này kéo dài sẽ khiến niêm mạc phù nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngửi và cảm nhận mùi vị.

Giảm khứu giác - biến chứng thường gặp ở người viêm xoang
Giảm khứu giác – biến chứng thường gặp ở người viêm xoang

U nang nhầy

Viêm xoang có nguy hiểm không? Một biến chứng khác của viêm xoang đó chính là mucocele. Chất nhầy xoang cạnh mũi là một khối giống như u nang xảy ra khi các xoang không thể thoát chất nhầy.

Mucocele thường không được coi là nguy hiểm, nhưng khi các khối u nang này trở nên cứng sẽ gây áp lực lên các bộ phận khác của xoang hoặc mũi. Nếu trẻ không được điều trị, niêm mạc có thể bị nhiễm trùng, buộc phải phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Lây lan nhiễm trùng

Viêm xoang thường không có tính lây lan từ bệnh nhân sang người khác. Tuy nhiên, các biến chứng viêm xoang không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng da, thậm chí là các vấn đề trong não.

Viêm tế bào quanh hốc mắt

Viêm xoang mãn tính có nguy hiểm không? Theo thống kê, có đến 80% người bị viêm xoang gặp biến chứng viêm tế bào quanh hốc mắt. Trong đó có 65% có biểu hiện viêm dây thần kinh thị giác và 10% mù vĩnh viễn.

Do cấu trúc xoang mũi và hốc mắt liên quan chặt chẽ với nhau nên viêm nhiễm từ mũi xoang có thể gây ảnh hưởng đến mắt. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trong khám và điều trị bệnh ở trẻ.

Viêm tế bào quanh hốc mắt
Viêm tế bào quanh hốc mắt

Huyết khối xoang hang

Viêm xoang có nguy hiểm không? Một biến chứng viêm xoang mãn tính khác ít phổ biến hơn nhưng rất nghiêm trọng đó chính là huyết khối xoang hang. Trong huyết khối xoang hang, cơ thể bạn tạo ra cục máu đông như một cơ chế tự bảo vệ. Huyết khối, cục máu đông thường đóng vai trò như một rào cản giữa nhiễm trùng và các bộ phận khác.

Tuy nhiên, khi cục máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch chạy sau mắt và dưới não, nó sẽ tạo ra áp lực lên não. Áp lực này khiến mắt bị sụp mí, giảm thị lực, co giật và các triệu chứng khác. Bên cạnh đó, nguy cơ tử vong khi xảy ra biến chứng này cũng rất cao.

Viêm màng não

Viêm màng não là một biến chứng nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng tương tự cảm cúm như mệt mỏi, đau họng, ho, nhức đầu, sốt cao, buồn nôn, đau cơ, đau khớp. Trong đó, xuất huyết ban ở vùng hông, nách, gối, khớp khuỷu là triệu chứng điển hình của viêm màng não, giúp phụ huynh dễ dàng nhận biết.

Biến chứng viêm màng não ở trẻ
Biến chứng viêm màng não ở trẻ

Trẻ bị viêm xoang phải làm sao?

Để không còn băn khoăn viêm xoang có nguy hiểm không? Ngay từ khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu viêm xoang, cha mẹ hãy chủ động chăm sóc và điều trị sớm, tránh để lại biến chứng sau này.

Việc chẩn đoán viêm xoang ở trẻ nhỏ khá khó, bởi triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thực tế, hệ thống xoang phát triển từ từ theo từng giai đoạn, chứ không xuất hiện cùng lúc. Theo đó, trẻ có xoang sàng khi vừa mới sinh ra, từ 3 – 4 tuổi có xoang hàm, 7 – 8 tuổi có xoang bướm,… cứ như vậy, đến năm 20 tuổi, hệ thống xoang của trẻ mới hoàn thiện.

Trẻ bị viêm xoang nhẹ có thể được kiểm soát tại nhà bằng thuốc thông mũi không kê đơn, làm sạch xoang và nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng không biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày, cha mẹ hãy đưa trẻ ngay đến gặp bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm xoang cho trẻ:

Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm xoang
Chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm xoang

  • Thuốc: Đầu tiên, bác sĩ sẽ xác định loại viêm xoang, sau đó kê đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc điều trị thông thường bao gồm thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh, corticosteroid nhỏ mũi hoặc NSAID, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau hạ sốt (Acetaminophen, Ibuprofen, Paracetamol).
  • Xịt rửa xoang: Bên cạnh việc cho bé uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, cha mẹ đừng quên vệ sinh xoang mũi cho bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp tống khứ dịch nhầy bám trong khoang mũi, làm sạch, thông tắc nghẽn, mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn. Mỗi ngày, mẹ nên xịt mũi cho bé từ 2 – 3 lần nhé!
  • Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu sả,… có mùi hương nhẹ dịu sẽ giúp thông xoang, mang lại cảm giác dễ chịu. Mẹ có thể sử dụng bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào máy tạo độ ẩm trong phòng để cải thiện triệu chứng viêm xoang cho trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trẻ bị viêm xoang nên được bổ sung dinh dưỡng hợp lý để nâng cao thể trạng, phục hồi đề kháng. Những thực phẩm thiết yếu cho chế độ ăn của trẻ phải kể đến như gừng, nghệ, tỏi, củ cải, cá hồi, dứa, bắp cải, mè, cá nục, cá trích,… Vậy còn trẻ bị viêm xoang không nên ăn gì? Sữa, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ uống có gas, chứa nhiều đồ ngọt,… là những thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé ăn trong quá trình điều trị viêm xoang.
  • Phẫu thuật: Nếu phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu không hiệu quả trong việc loại bỏ nhiễm trùng thì phẫu thuật có thể được chỉ định. Ví dụ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi xoang chức năng để mở thông xoang.

Trên đây là giải đáp “viêm xoang có nguy hiểm không?”. Mong rằng cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi trẻ bị viêm xoang. Bởi những biến chứng viêm xoang để lại vô cùng nghiêm trọng, việc chủ quan, lơ là sẽ dễ để lại hậu quả đáng tiếc.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm