Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là gì? Cách nhận biết

Triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh không quá nghiêm trọng, nhưng việc chủ quan, lơ là có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, cha mẹ cần sớm bắt thông tin về bệnh lý để chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh.

viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Giải đáp 1001 vấn đề xoay quanh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần bên ngoài ống tai và không lây lan sâu vào màng nhĩ. Đây là hiện tượng tổn thương lớp biểu bì bảo vệ ống tai, điều này tạo cơ hội thuận lợi cho nấm, vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng.

Hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù những triệu chứng của bệnh mà trẻ phải đối mặt là không quá lớn, nhưng không vì thế mà phụ huynh được chủ quan. Ở trẻ sơ sinh, các hệ cơ quan đang trong quá trình hoàn thiện, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường có thể để lại di chứng suốt cuộc đời. Với trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài cũng vậy, nếu không được điều trị kịp thời, sự nhiễm trùng có thể lan rộng, gây ảnh hưởng đến thính giác và sự phát triển sau này.

Nguyên nhân KHÔNG NGỜ dẫn đến viêm tai ngoài ở trẻ em

Thủ phạm hàng đầu gây viêm tai ngoài ở viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là nấm và vi trùng. Những tác nhân này được “kích hoạt” phần nhiều là do sai lầm của bố mẹ trong chăm sóc trẻ. Cụ thể như sau:

  • Tắm gội không đúng cách: Nhiều cha mẹ “vụng” trong việc tắm, gội cho bé nên xảy ra những tình huống như gội đầu không xả sạch bọt hay tắm xong không lau khô nước, nhất là vùng tai khiến nước đọng lại. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng, nấm có cơ hội sinh sôi, phát triển và gây bệnh
  • Thường xuyên đi bơi: Trẻ thường xuyên tắm ao, hồ, sông là đối tượng dễ mắc các bệnh về tai, đặc biệt là viêm tai ngoài. Nước ở những địa điểm này không đảm bảo, cộng thêm với việc thường xuyên đi tắm khiến tai ngoài dễ bị kích ứng gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công
  • Chấn thương: Trẻ ngã hay bị vật lạ tác động vào tai sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương gây viêm tai ngoài
  • Dụng cụ vệ sinh tai không sạch: Việc sử dụng dung cụ vệ sinh tai chưa được làm sạch hoặc quá sắc nhọn cũng sẽ khiến niêm mạc dễ bị xước và tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập

Nguyên nhân bé bị viêm tai ngoài
Nguyên nhân bé bị viêm tai ngoài

Nhận biết viêm tai ngoài ở trẻ

Biểu hiện viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại. Tuy nhiên do bé chưa biết nói nên ba mẹ khó có thể biết được vấn đề con đang gặp phải. Việc phát hiện và điều trị muộn sẽ khiến tổn thương lan rộng, gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác ngoài tai giữa.

Viêm tai ngoài thường được chia thành 3 mức độ:

  • Với mức độ nhẹ, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như: ngứa tay, vành tai bị đỏ, nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé thường xuyên đưa tay kéo vành tay. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện dịch chảy từ tai.
  • Ở mức độ trung bình, cảm giác ngứa và đau cũng sẽ nghiêm trọng hơn, quan sát thấy ống tai chảy nhiều dịch hơn, điều này khiến bé bị ù tai và suy giảm khả năng nghe.
  • Ở mức độ nặng hơn, trẻ sơ sinh bị viêm tai ngoài phải đối diện với cơn đau dữ dội, không chỉ dừng lại ở vùng tai, cơn đau còn lan sang các vùng khác xung quanh mặt. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị sốt, nổi hạch ở cổ.

Triệu chứng viêm ống tai ngoài ở trẻ
Triệu chứng viêm ống tai ngoài ở trẻ

Mách cha mẹ cách phòng ngừa và điều trị trẻ sơ sinh bị viêm ống tai ngoài

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu của viêm tai ngoài, cha mẹ phải xử lý như thế nào? Những gợi ý dưới đây sẽ hỗ trợ giúp bạn ít nhiều trong việc điều trị và phòng ngừa viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh:

Cách điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ xây dựng lộ trình điều trị phụ hợp. Với viêm tai ngoài thể nhẹ, thông thường trẻ sẽ chỉ định một số loại thuốc diệt khuẩn, giảm viêm. Đồng thời, bác sĩ sẽ dặn dò cha mẹ một số lưu ý khi tắm và vệ sinh tai cho bé.

Nếu bé bị viêm tai nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm sốt. Sau 1 tuần điều trị, bố mẹ cần lưu ý cho bé tái phát để bác sĩ đánh giá lại chẩn đoán và phòng ngừa tái phát.

Cách điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ nhỏ
Cách điều trị viêm ống tai ngoài ở trẻ nhỏ

Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào cho bé dùng khi chưa thông qua chỉ định từ bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ gặp tác dụng phụ, thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro đến với sức khỏe trẻ.

Phòng ngừa viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh

Ngoài những kiến thức về bệnh, trang bị cho mình cách phòng ngừa viêm ống tai ngoài ở trẻ cũng vô cùng cần thiết. Để bệnh không tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Xả thật sạch bọt xà phòng khi gội đầu hoặc tắm cho bé. Sau đó dùng khăn mềm lau người và đặc biệt là vùng tai ngoài. Lưu ý, mẹ nên lau nhẹ nhàng, từ từ, không xâm nhập sâu vào bên trong để tránh gây tổn thương.
  • Khi tắm cho bé, mẹ nên hạn chế để nước lọt vào tai
  • Không cho bé tắm ở môi trường nước không đảm bảo, ô nhiễm
  • Không đưa bé đến nơi nhiều khói bụi, hóa chất,…
  • Mỗi khi trời lạnh, trẻ cần được mặc ấm, nhất là vùng cổ, bụng, chân và tay
  • Thường xuyên vệ sinh mũi và hầu họng để phòng nguy cơ lây lan
  • Đảm bảo bé được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là những thực phẩm giàu vitamin C, giúp củng cấp hệ thống phòng ngự của cơ thể

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh. Ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy chủ động phòng ngừa viêm tai ngoài cho bé, đảm bảo bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm