Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em làm sao để nhanh khỏi

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em cần được chăm sóc kịp thời và đúng cách để tránh gây nguy cơ biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về bệnh lý này!

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em: Điều trị như thế nào để nhanh khỏi?
Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em: Điều trị như thế nào để nhanh khỏi?

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em là gì?

Viêm tai giữa có mủ thường xảy ra ở trẻ em bị cảm lạnh, đau họng hoặc dị ứng. Những nguyên nhân này khiến mũi và cổ họng của bé sưng lên, làm tắc ống dẫn chất lỏng ra khỏi tai giữa. Điều này khiến cho chất lỏng trào ngược ra sau màng nhĩ và vi trùng lây lan sang tai giữa, gây tai và sốt. Loại nhiễm trùng này được gọi là viêm tai giữa. Chất lỏng cũng có thể đọng lại sau màng nhĩ nhưng không gây đau hoặc sốt. Hiện tượng này được gọi là viêm tai giữa có mủ.

Hình ảnh viêm tai giữa có mủ
Hình ảnh viêm tai giữa có mủ

Thực tế, viêm tai giữa có mủ là tình trạng thường gặp ở những bé trai từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì trẻ còn quá nhỏ, ít có biểu lộ cảm xúc cũng như nói lên được cảm giác của mình nên rất khó có thể phát hiện được viêm tai giữa từ sớm. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có mủ sẽ tiến triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn khởi phát: Ở cấp độ này, trẻ chưa có hiện tượng chảy mủ trong hòm nhĩ
  • Giai đoạn toàn phát: Gồm giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Lúc này, nếu trẻ không được điều trị tích cực, mủ trong tai có thể chảy ra ngoài ồ ạt hơn, tạo áp lực lớn dẫn đến thủng màng nhĩ.

Các triệu chứng bệnh ở viêm tai giữa có mủ thời kỳ toàn phát là:

  • Thời kỷ ứ mủ: Cơn đau tai tăng, kèm theo hiện tượng ù tai, giảm thích lực. Ngoài ra, trẻ bị viêm tai giữa ứ mủ giai đoạn này còn gặp các triệu chứng khác như sốt, kén ăn, đau họng, mất ngủ, tự kéo tai, nghẹt mũi,…
  • Thời kỳ vỡ mủ: Khi lượng mủ tồn đọng trong tai đủ lớn, chúng sẽ bị vỡ và chảy ra ngoài. Dịch nhầy này tồn tại dạng mủ hoặc có màu vàng đặc. Các triệu chứng khó chịu trước đó thuyên giảm đáng kể, tuy nhiên, trẻ vẫn có thể bị ho, sốt và chảy nước mũi.

Viêm tai giữa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm tai giữa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ không phải bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh này có tính chất tái đi tái lại nhiều lần, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sự tập trung của bé. Thậm chí, việc chủ quan lơ là, trì hoãn việc điều trị có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thính giác, viêm màng não, viêm tai xương chũm, tiêu xương tia, thủng màng nhĩ,…

Điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ em

Khi trẻ bị viêm tai giữa có mủ, việc kết hợp giữa thuốc theo chỉ định từ bác sĩ và chế độ chăm sóc đặc biệt sẽ giúp bệnh nhanh chóng được thuyên giảm. Dưới đây là những việc cần làm trong quá trình điều trị viêm tai giữa có mủ ở trẻ:

Chăm sóc và theo dõi tại nhà

Vệ sinh tai – mũi – họng

Tai – Mũi – Họng là các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, để tránh các cơ quan này bị tổn thương và lây nhiễm chéo, cha mẹ cần vệ sinh tai – mũi – họng cho bé thường xuyên.

  • Họng: Sử dụng gạc rơ lưỡi (trẻ nhỏ) hoặc cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý (trẻ lớn) để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ
  • Mũi: Pha muối hạt với chút nước ấm tạo thành dung dịch lỏng, sau đó tiến hành nhỏ mũi cho bé
  • Tai: Tương tự như vậy, bạn có thể tận dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi để làm sạch tai. Sau đó dùng tăm bông hút ẩm, làm sạch ống tai.

Vệ sinh tai - mũi - họng cho bé
Vệ sinh tai – mũi – họng cho bé

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Từ đó cho bé thể trạng tốt nhất để ngăn ngừa viêm tai giữa có mủ tái phát. Bé bị viêm tai giữa có mủ cần được bổ sung những loại thực phẩm sau: chất xơ, vitamin C, trái cây,… Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn đồ cứng, khô, thực phẩm dễ dị ứng, bột nếp, xôi nếp, bánh chưng và những đồ ăn chứa đường hóa học, thực phẩm đóng gói sẵn,…

Điều trị giảm đau

Đau tai là triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa. Để giảm sự khó chịu này cho bé, mẹ có thể áp dụng những cách giảm đau như chườm khăn ấm hoặc giảm đau bằng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Sử dụng ống thông tai

Trường hợp các phương pháp trên không đạt hiệu quả, triệu chứng bệnh vẫn có xu hướng tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể xem xét đặt ống thông tai cho bé. Dụng cụ này nhiệm vụ ngăn ngừa tích tụ chất lỏng, giúp thông khí ở tai giữa. Nhờ đó giảm tải áp lực tới tai, cải thiện triệu chứng do viêm tai giữa có mủ ở trẻ em gây ra.

Đặt ống thông khí khi trẻ bị viêm tai giữa
Đặt ống thông khí khi trẻ bị viêm tai giữa

Các phương pháp phòng ngừa viêm tai giữa có mủ ở trẻ em

Tuân thủ theo chế độ chăm sóc dưới đây, cha mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa có mủ:

  • Hướng dẫn trẻ che miệng khi hắt hơi hoặc ho, rửa tay thường xuyên để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh
  • Tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ y tế. Đồng thời tiêm nhắc lại các mũi phòng ngừa bệnh cúm theo định kỳ hàng năm
  • Không để cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, bổ sung nước đầy đủ
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng, viêm mũi,…
  • Sữa mẹ có chứa lượng kháng thể lớn, vì vậy, mẹ nên cho bé bú sữa ít nhất 6 tháng đầu đời
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, tránh cho bé tiếp xúc với bụi bẩn hay đến những nơi ô nhiễm

Trên đây là cách chăm sóc viêm tai giữa có mủ ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho cha mẹ có con nhỏ. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm