Viêm phế quản dạng hen và những thông tin cần biết

Viêm phế quản dạng hen là tình trạng triệu chứng của hai bệnh lý xảy ra cùng lúc, chồng chéo nhau gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Cùng tìm hiểu những thông tin sau về bệnh lý để chủ động phòng và điều trị kịp thời.

Những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản dạng hen
Những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản thể hen là gì?

Viêm phế quản và hen suyễn đều là hai tình trạng nhiễm trùng đường dẫn khí đến phổi. Viêm phế quản diễn biến qua 2 giai đoạn: cấp tính (ngắn hạn) và mãn tính ) dài hạn, bệnh khởi phát do tiếp xúc với vi khuẩn, virus và các chất kích thích từ môi trường như hóa chất, bụi hoặc thuốc lá.

Hen suyễn là tình trạng viêm nhiễm và sưng lớp niêm mạc ống phế quản, dẫn đến giảm lưu lượng không khí dẫn vào phổi gây khó thở, suy hô hấp. Khi một người cùng lúc bị hen suyễn và viêm phế quản, tình trạng này được gọi là viêm phế quản dạng hen.

Nguyên nhân viêm phế quản dạng hen ở trẻ em

Có nhiều tác nhân kích thích cơ thể giải phóng các chất gây viêm. Chúng bao gồm:

  • Các chất gây dị ứng: thực phẩm, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú cưng, phấn hoa, hóa chất
  • Khói thuốc lá
  • Thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột
  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như aspirin

Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ
Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen ở trẻ

Triệu chứng viêm phế quản co thắt dạng hen

Các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen là sự kết hợp của các triệu chứng viêm phế quản và hen suyễn. Trẻ bị viêm phế quản thể hen sẽ gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Sản xuất chất nhờn dư thừa

Nhiều phụ huynh có thể sẽ thắc mắc, bệnh viêm phế quản co thắt có lây không? Bản thân bệnh viêm phế quản có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, có tính chất lây lan. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản dạng hen thường không lây.

Viêm phế quản dạng hen có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt dạng hen nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm tai giữa: Đây là biến chứng viêm phế quản dạng hen phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng đến thính giác và sự phát triển sau này
  • Viêm phổi: Phổi và phế quản là hai bộ phận liền kề. Vì vậy, nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng nhiễm trùng sẽ lan rộng, ảnh hưởng đến chức năng của phổi
  • Suy hô hấp: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm phế quản thể hen. Bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể rơi vào trạng thái ngừng thở, đe dọa tới tính mạng

Viêm phế quản thể hen nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm
Viêm phế quản thể hen nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm

Phác đồ điều trị viêm phế quản dạng hen

Các phương pháp điều trị viêm phế quản do hen về cơ bản giống như các phương pháp điều trị hen suyễn và viêm phế quản, bao gồm:

Điều trị y tế

  • Thuốc giãn phế quản: albuterol (tác dụng ngắn) có khả năng giảm đau, giải tỏa tắc nghẽn đường thở
  • Corticoid dạng hít
  • Thuốc hít chứa thuốc giãn phế quản và steroid
  • Theophylline hoặc Cromolyn
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước

Điều trị tại nhà

Điều trị viêm phế quản dạng hen ở trẻ em cũng bao gồm tránh các tác nhân gây bệnh bằng cách làm theo các mẹo sau:

  • Thường xuyên hút bụi và quét dọn nhà cửa và không gian phòng ngủ của bé
  • Giặt khăn trải giường, vỏ gối thường xuyên bằng nước nóng
  • Sử dụng bộ lọc không khí trong nhà của bạn
  • Cố gắng để con bạn tránh xa những người hút thuốc
  • Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng
  • Giữ vật nuôi ra khỏi phòng ngủ của trẻ

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản hen suyễn tại nhà
Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản hen suyễn tại nhà

Viêm phế quản dạng hen kiêng ăn gì?

Việc ăn những thực phẩm sau có thể khiến tình trạng viêm phế quản hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Các loại nước cam, nước chanh đóng chai: các loại đồ uống này chứa nhiều hương liệu, chất phụ gia nên có thể gây kích ứng đường thở. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung cho bé nước cam tươi hoặc chanh tươi
  • Trái cây hay rau củ sấy khô: quả mơ, quả anh đào, quả dứa, quả nho khô là những loại trái cât sấy khô thường được bảo quản bởi chất sulfite, gây khó thở cho bệnh nhân hen suyễn
  • Thực phẩm ngâm chua: Thực phẩm lên men có phản ứng với sulfite gây hại cho người bị viêm phế quản dạng hen, vì vậy bạn cũng nên tránh xa
  • Đồ lạnh, thực phẩm đóng gói sẵn: Tương tự như vậy, những đồ đông lạnh và đóng gói sẵn cũng có chứa chất bảo quản sulfite. Vì vậy, khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên hạn chế cho bé tiêu hóa những loại thực phẩm này
  • Thực phẩm gây dị ứng: đậu nành, lúa mì, cua, tôm, sữa bò,…
  • Hạn chế ăn muối: Theo nghiên cứu, một chế độ ăn nhiều muốn có thể gây kích thích đờm, khiến tình trạng tắc nghẽn do viêm phế quản hen trở nên trầm trọng hơn
  • Thực phẩm có chứa sulfite: ngô, tỏi tây, xà lách, hẹ, đậu nành, cà chua,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý viêm phế quản dạng hen. Nếu bệnh không được kiểm soát sau một thời gian, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để được khám và điều trị.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm