Viêm phế quản co thắt ở trẻ em bố mẹ hiểu được bao nhiêu?

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh lý gây ra khá nhiều rắc rối trong sinh hoạt cũng như học tập. Bệnh kéo dài có thể gây cản trở hô hấp, nghiêm trọng hơn là đe dọa tới tính mạng của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về căn bệnh này ở trẻ. Cùng theo dõi nhé!

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì?

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là bệnh lý xảy ra khi đường dẫn khí vào phổi bị nhiễm trùng do nhiều tác nhân khác nhau gây co thắt phế quản. Sự co lại này được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh tự chủ. Ngoài ra, nó cũng có thể được gây ra bởi sự giải phóng các chất trong một phản ứng dị ứng.

Viêm phế quản co thắt là bệnh thường gặp ở trẻ
Viêm phế quản co thắt là bệnh thường gặp ở trẻ

Cơ phế quản chuyển sang trạng thái co thắt làm thu hẹp đường kính của phế quản. Đặc biệt, quá trình nhiễm trùng lan tỏa còn khiến các tuyến phế quản tiết ra quá nhiều chất nhầy rất dính, rất khó để ho ra ngoài. Từ đó hình thành các nút trong phế quản, làm cản trở sự lưu thông của không khí.

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ

Phế quản bị kích thích quá mức là gốc rễ gây viêm phế quản. Vậy viêm phế quản co thắt ở trẻ em xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Dị ứng

Khi các chất lạ như vi khuẩn, virus hoặc chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, một trong những biện pháp bảo vệ tự nhiên là hình thành các kháng thể – các phân tử kết hợp với các chất lạ để làm chúng trở nên vô hại. Tuy nhiên, đối với những trẻ cơ địa dị ứng, việc hình thành các loại kháng thể, thay vì bảo vệ có thể gây hại. Một khi hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, chúng sẽ tăng độc tính và gây bệnh.

Nguyên nhân viêm phế quản co thắt
Nguyên nhân viêm phế quản co thắt

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em còn là hệ quả của các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… Các bệnh đường hô hấp do virus ở trẻ nếu không được điều trị dứt điểm có thể dễ dàng lây lan xuống ống phế quản và gây viêm.

Chất kích thích

Có rất nhiều chất gây kích ứng mũi, họng và phế quản gây viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Đó có là thể khói thuốc lá, bụi bẩn, mùi mạnh, lông vật nuôi, phấn hoa,…

Những trẻ nào dễ mắc viêm phế quản co thắt?

Do cơ địa nhạy cảm, chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch còn yếu kém nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải viêm phế quản co thắt. Cụ thể, bệnh thường xuất hiện ở nhóm trẻ sau:

  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh thiếu tháng thường phải thở trong lồng ấp do chức năng phổi chưa được hoàn thiện Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các yếu tố có hại tấn công và gây bệnh, nhất là vào mùa lạnh
  • Trẻ thừa cân: Chế độ ăn uống mất cân bằng, dư thừa chất béo và thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ không có được thể trạng tốt dẫn đến suy giảm đề kháng. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí
  • Trẻ sống trong khu vực ô nhiễm, hoặc gia đình có người nghiện hút thuốc: Bụi bẩn và khói thuốc lá là những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý hô hấp ở trẻ

Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt
Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm phế quản co thắt

Triệu chứng viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt ở trẻ em và bệnh hen phế quản có triệu khá tương đồng. Do vậy, để tránh suy đoán nhầm và điều trị sai hướng, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện lâm sàng của viêm phế quản co thắt:

  • Bệnh khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Các biểu hiện khá giống với cảm lạnh thông thường nên đôi khi khiến cha mẹ có chút chủ quan
  • Sau đó khoảng vài ngày, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn, tình trạng co thắt phế quản cũng xảy ra khiến trẻ cảm thấy khó thở ra
  • hơi thở nông, khò khè, thở rít. Song song với đó là các triệu chứng khác như sốt cao, co rút lồng ngực, co kéo cơ vùng cơ liên sườn và cơ vùng cổ
  • Một vài trường hợp viêm phế quản co thắt ở trẻ em còn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, khiến niêm mạc họng bị kích thích và gây ho

Cách chữa viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nặng, trẻ cần được nhập viện để kịp thời can thiệp những tình huống khẩn cấp.

Điều trị nguyên nhân

Hiện nay, viêm phế quản co thắt do virus không có thuốc đặc trị. Nếu phát hiện nhiễm trùng phế quản do vi khuẩn gây ra, trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Điều trị triệu chứng

  • Ho: sử dụng thuốc long đờm, siro giảm ho, viên ngậm hoặc một số bài thuốc dân gian như mật ong ngâm chanh, tỏi nướng, cam nướng đường phèn,…
  • Sốt: Với trẻ sốt nhẹ, mẹ nên bổ sung nước và các chất điện giải. Đồng thời kết hợp với theo dõi để phòng biến chứng. Với trẻ sốt cao từ 38 độ, mẹ có thể cho bé uống viên hạ sốt Paracetamol, cách 4 – 6 giờ một lần

Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Điều trị suy hô hấp

Nếu viêm phế quản co thắt ở trẻ em gây tình trạng khó thở, có hiện tượng rút lõm lồng ngực, chân tay tím tại thì cần được hỗ trợ thở máy hoặc thở oxy ngay lập tức. Ngoài ra, với triệu chứng suy hô hấp, trẻ còn có thể được sử dụng các loại thuốc giãn phế quản.

Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản co thắt ở trẻ em

Viêm phế quản co thắt ở trẻ nhỏ có thể hoàn toàn dự phòng được nếu cha mẹ tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau:

  • Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để hệ thống phòng vệ có đủ lượng kháng thể phòng chống nhiễm trùng. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ nên chọn loại sữa ngoài phù hợp với độ tuổi của bé
  • Vệ sinh răng miệng và mũi của bé thường xuyên bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý
  • Chế độ ăn của trẻ cần đáp ứng đủ những nhóm dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm chất khoáng, đạm, đường, chất béo và chất xơ
  • Giữ gìn không gian nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, nhất là khu vực phòng ngủ của bé
  • Thay ga giường, vỏ chăn, vỏ gối định kỳ 3 tháng/1 lần
  • Vệ sinh các thiết bị máy điều hòa, máy tạo độ ẩm định kỳ để tránh bụi bẩn, vi khuẩn bám
  • Khi đi ra ngoài, mẹ nên đeo khẩu trang cho bé, tránh đến những nơi ô nhiễm khói bụi

Trên đây là những thông tin cần biết về căn bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ đã hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh lý, qua đó chủ động chăm sóc và điều trị cho trẻ kịp thời.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm