Viêm phế quản có nguy hiểm không? 3 biến chứng có thể gặp

Viêm phế quản có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm phế quản có nguy hiểm không? 3 biến chứng có thể gặp phải!
Viêm phế quản có nguy hiểm không? 3 biến chứng có thể gặp phải!

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản là tình trạng viêm hoặc kích thích đường thở. Trong điều kiện khỏe mạnh, chất nhầy được tạo ra trong thành của phế quản để bẫy các phần tử có thể gây kích ứng. Viêm phế quản thường phát triển do nhiễm trùng khiến phế quản sản xuất quá nhiều chất nhầy. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ho để loại bỏ lượng chất nhầy quá mức. Đó là lý do vì sao, người mắc viêm phế quản thường ho rất nhiều.

Ho dai dẳng và sốt là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản
Ho dai dẳng và sốt là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có thể là cấp tính, theo đó các triệu chứng của bệnh thường diễn ra đột ngột, kéo dài đến 3 tuần, hoặc mãn tính, khi các triệu chứng kéo dài tới vài tháng và thường tái phát nhiều lần trong năm. Viêm phế quản có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào loại bệnh nhân mắc phải. Để hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của viêm phế quản, các mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu các đặc điểm của viêm phế quản cấp và mãn tính nhé!

Tìm hiểu viêm phế quản cấp tính & mãn tính

Sự khác biệt chính giữa viêm phế quản cấp tính và mãn tính là thời gian, mức độ nghiêm trọng và sự tái phát của các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Viêm phế quản cấp tính thường phát triển ngay sau các đợt cảm lạnh, được xác định là chỉ kéo dài 1 – 2 tuần kèm theo ho có thể kéo dài nhiều tuần sau khi hết nhiễm trùng. Các triệu chứng điển hình của viêm phế quản là tạm thời và tồn tại trong thời gian ngắn, do đó thường không gây tổn thương lâu dài cho người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp và mãn tính
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp và mãn tính

Viêm phế quản mãn tính được định nghĩa là như chứng ho có đờm trong 3 tháng mỗi năm, kéo dài 2 năm liên tiếp. Tình trạng bệnh ở thể này nghiêm trọng hơn nhiều, diễn ra liên tục và dẫn đến các ống phế quản liên tục bị viêm, kích thích. Viêm phế quản mãn tính kéo dài có thể gây tổn thương phổi nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Viêm phổi là một trong những biến chứng nguy hiểm. Sự viêm nhiễm kéo dài do nhiễm trùng phế quản có thể lây lan xuống phổi. Thêm vào đó, lúc này hệ miễn dịch còn đang suy yếu nên rất dễ biến chứng thành viêm phổi. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ, có thể gây suy hô hấp, đe dọa tới tính mạng.

Áp xe phổi

Áp xe phổi là biến chứng tiêu cực của viêm phế quản. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện liên quan tới tim mạch, huyết áp tăng giảm bất thường, khó thở,…

Tràn dịch màng phổi

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Một biến chứng nguy hiểm khác của viêm phế quản, đó chính là tràn dịch màng phổi. Đây là tình trạng tích tụ dịch trong màng phổi hơn mức bình thường gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Với biến chứng này, nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Ngoài quan tâm viêm phế quản có nguy hiểm không? bệnh viêm phế quản có lây không cũng là thắc mắc của rất nhiều người.

Theo thống kê, đa phần các ca bệnh viêm phế quản đều do virus gây ra, phổ biến nhất là virus hợp bào hô hấp. Loại virus này có khả năng lây nhiễm từ người sang người, qua 2 còn đường sau:

  • Lây qua con đường dịch tiết như hắt hoi, ho, bắt tay,…
  • Lây gián tiếp khi dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh

Bệnh viêm phế quản có khả năng lây nhiễm
Bệnh viêm phế quản có khả năng lây nhiễm

Các biện pháp chăm sóc người bị viêm phế quản

Như đã đề cập, viêm phế quản là một căn bệnh nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng cao. Đặc biệt, bệnh có khả năng lây lan cao nên việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát là vô cùng quan trọng.

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như di chuyển đến nơi có chất lượng không khí thấp, nhiều khói bụi
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
  • Đối với trẻ, nếu bị ho đờm nhiều gây tắc mũi, cha mẹ cần hút đờm thường xuyên, kết hợp bổ sung nước để hỗ trợ tan đờm. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tạo môi trường trong lành, thoáng đáng, không bụi bẩn, không khói thuốc
  • Khi cơ thể có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm cần điều trị dứt điểm, tránh tái lại nhiều lần dẫn đến viêm phế quản
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây. Ngoài những phẩm dinh dưỡng, bạn cần biết viêm phế quản nên kiêng gì để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người viêm phế quản không nên ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đường, hay đồ chiên rán và nhiều giàu mỡ
  • Vận động thường xuyên để tăng cướng sức khỏe, hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Qua những thông tin được chia sẻ, chắc hẳn bạn đã cho mình về câu trả lời “viêm phế quản có nguy hiểm không?”, từ đó nhận thức đúng về bệnh lý để chủ động phòng ngừa và can thiệp kịp thời.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm