Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ nên lưu ý

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Triệu chứng của bệnh không quá nghiêm trọng, nhưng có xu hướng kéo dài và rất khó điều trị. Việc sớm nắm bắt những thông tin về bệnh lý sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng cho bé.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ nên lưu ý
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ nên lưu ý

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng khi hít phải những chất dị nguyên trong không khí, chẳng như mạt bụi, phấn hóa, lông vật nuôi, hóa chất,… Thực tế, nhưng chất này vô hại đối với cơ thể. Tuy nhiên ở những trẻ có cơ địa dị ứng, cơ thể sẽ nhầm tưởng chúng là “mối nguy hại” và giải phóng histamine gây ra một loạt các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa mũi, nghẹt mũi.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ
Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là triệu chứng có mãn tính, xảy ra quanh năm, nhưng chủ yếu là theo mùa. Bệnh có thể khởi phát do các hạt phấn hoa, cỏ. Một số ít khác có thể bị viêm mũi dị ứng quanh năm do mạt mũi, lông động vật hoặc các chất ô nhiễm môi trường. Cùng với điều này, nhiều chất khác cũng có thể hoạt động như chất gây kích ứng như khói thuốc lá, nước hoa, hiệu liệu nấu ăn,…

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Mỗi đứa trẻ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, viêm mũi dị ứng mãn tính ở trẻ em sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Ngạt mũi kèm theo cảm giác tắc nghẽn liên tục
  • Chảy nước mũi
  • Ngứa cổ họng vì nước mũi chảy xuống thành họng
  • Bé bị ngứa mũi, mắt và tai
  • Hắt hơi nhiều
  • Đôi mắt sưng húp, đỏ, khó chịu
  • Ho khan
  • Chảy máu mũi do mũi bị cọ xát quá nhiều

Khi nhận thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây, cha mẹ cần đưa ngay tới bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Mệt mỏi rã rời vì ngủ không ngon giấc vì nghẹt mũi
  • Khó chịu và thiếu tập trung do ngứa mũi liên tục
  • Chảy máu mũi nhất là vào ban đêm do mũi bị cọ xát mạnh
  • Ngưỡng phát triển nhiễm trùng tai thấp
  • Nhức đầu hoặc nặng đầu
  • Ngứa mắt quá mức có thể gây ra quầng thâm dưới mắt
  • Nếp nhăn có thể phát triển ở đỉnh mũi do cọ xát liên tục

Trẻ em bị viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Nhất là với thể trạng còn non nớt ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nhiễm đường hô hấp: Khi sự nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, niêm mũi mũi sẽ bị tổn thương nặng nề, dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng,…
  • Hen suyễn: Đây là một bệnh lý mãn tính gây đe dọa tới tính mạng của trẻ. Nếu không được can thiệp kịp thời, trẻ có thể rơi vào trạng thái suy hô hấp, dẫn đến ngừng thở
  • Tổn thương thị giác: Vi khuẩn, virus, nấm gây viêm mũi dị ứng có thể lan rộng lên vùng mắt gây đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, thậm chí là gây viêm kết mạc

Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi còn để lại biến chứng
Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi còn để lại biến chứng

Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Sau khi thực hiện một vài chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên tuổi, cân nặng và sức khỏe tổng quát để đề nghị các phương pháp điều trị thích hợp, thường là:

  • Thuốc thông mũi
  • Thuốc kháng histamine
  • Thịt trị hen suyễn
  • Thuốc xịt mũi

Việc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em sẽ không đạt được hiệu quả cao nếu cha mẹ không chủ động chăm sóc và phòng ngừa tại nhà:

  • Rửa mũi và xoang của trẻ bằng dung dịch nước muối hoặc dùng thuốc xịt mũi. Điều này sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và loại bỏ các chất gây dị ứng như bụi bẩn và phấn hoa. Ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ giúp giảm sưng để trẻ có thể thở bình thường
  • Giảm tiếp xúc với mạt bụi: Để viêm mũi dị ứng ở trẻ em không tái phát nhiều lần, mẹ cần giặt khăn trải giường và khăn tắm bằng nước nóng hàng tuần. Giặt chăn 2 – 3 tuần/lần bằng nước nóng và phơi ngoài trời nắng. Hạn chế số lượng thú nhồi bông và đồ chơi mềm trong phòng của bé – đây là những nơi trú ẩn yêu thích của các vi khuẩn, virus. Thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ bằng nước nóng. Hút bụi hàng tuần và sử dụng máy hút bụi có bộ lọc không khí. Nếu có thể, hãy loại bỏ thảm và rèm cửa – những thứ này thu thập bụi và mạt bụi
  • Giảm tiếp xúc với phấn hoa: Đóng cửa sổ và cửa ra vào trong nhà khi số lượng phấn hoa cao. Tắm và gội đầu cho trẻ trước khi ngủ mỗi tối để rửa sạch phấn hoa

Giảm tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Giảm tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng là cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

  • Giảm tiếp xúc với lông thú cưng – Đây là nguyên do chính dẫn đến viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Vì vậy, nếu có thể không nên nuôi mèo, chó, chim và các vật nuôi khác khi gia đình có trẻ nhỏ. Nếu bạn nuôi thú cưng trong nhà, hãy giữ chúng ở ngoài sân và tắm thường xuyên
  • Giảm tiếp xúc với nấm mốc: Giữ độ ẩm trong nhà của bạn ở mức dưới 45% và không gian phòng tắm luôn khô ráo, tránh đọng nước
  • Không hút thuốc gần trẻ: Nicotine trong thuốc lá có thể làm tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em thêm trầm trọng. Vì vậy, người lớn không nên hút thuốc trong xe hơi hoặc bất cứ nơi nào trong nhà

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Ngay khi phát hiện, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và định hướng điều trị phù hợp.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm