Viêm amidan mãn tính ở trẻ em phải làm sao? Có nên cắt?

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em không phải bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên nếu không được điều trị tích cực, bệnh sẽ tái phát dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Các mẹ hãy cùng Vesihohap tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này ở trẻ nhé!

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em phải làm sao? Có nên cắt không?
Viêm amidan mãn tính ở trẻ em phải làm sao? Có nên cắt không?

Viêm amidan mãn tính ở trẻ em là gì?

Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm ở amidan. Có 3 loại viêm amidan: viêm amidan cấp ở trẻ em mô tả tình trạng nhiễm trùng kéo dài từ 3 – 14 ngày. Viêm amidan tái phát là tình trạng trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều đợt trong một năm. Còn viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan kéo dài trên 14 ngày.

Sự viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến sỏi amidan, hay còn gọi là bã đậu. Loại dịch nhầy này có màu trắng hoặc vàng, có cảm giác vướng víu ở cổ, ảnh hưởng đến khả năng hít thở và nhai nuốt thức ăn. Thậm chí, khi những viên sỏi amidan này vỡ ra, chúng sẽ gây hôi miệng hết sức khó chịu.

Nguyên nhân viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Trong khi viêm amidan thường được coi là một căn bệnh ảnh hưởng đến trẻ em, thì viêm amidan mãn tính thực sự phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người lớn. Bệnh này thường do nhiễm virus, nhưng cũng có thể do nhiễm vi khuẩn. Bao gồm:

  • Adenovirus
  • Parainfluenza
  • Epstein-Barr
  • Enterovirus
  • Herpes simplex
  • Virus cúm
  • Vi khuẩn Strep (Streptococcus)

Bên cạnh đó, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm amidan mãn tính:

  • Hệ miễn dịch suy giảm
  • Trong gia đình có người bị dị ứng hoặc mắc viêm amidan mãn tính
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn
  • Trẻ bị viêm amidan mãn tính do vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh

Trẻ bị viêm amidan mãn tính có những biểu hiện như nào?

Các triệu chứng viêm amidan mãn tính ở trẻ em có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Viêm amidan do virus thường kèm theo các triệu chứng giống cảm lạnh như nghẹt mũi hoặc ho. Các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm trong vòng hai tuần.

Biểu hiện viêm amidan mãn tính
Biểu hiện viêm amidan mãn tính

Viêm amidan do vi khuẩn dễ trở thành mãn tính. Lúc này, trẻ thường có dấu hiệu sốt đột ngột kèm theo đau họng. Loại viêm amidan này còn thường được gọi là viêm họng hạt. Các triệu chứng của viêm amidan mãn tính ở trẻ em bao gồm đau họng, sưng amidan, nổi hạch ở cổ và hơi thở có mùi.

Trẻ bị viêm amidan mãn tính có thể phát triển các hốc hoặc túi nhỏ trên amidan, nơi vi khuẩn có thể tích cụ. Các hốc cũng thường chứa sỏi amidan, là sự tích tụ của các mảnh vụn trên amidan. Sỏi amidan có mùi hôi, gây cảm giác như có vật gì đó mắc lại ở phía sau cổ họng.

Ngưng thở khi ngủ là một trong những triệu chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị viêm amidan mãn tính. Khi amidan sưng lên, chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở và do đó làm giảm khả năng thở khi ngủ của trẻ. Viêm amidan mãn tính ở trẻ em do vi khuẩn cũng có thể gây sốt thấp khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các van tim. Viêm amidan mãn tính nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra các biến chứng như phát ban da, viêm phổi, viêm xoang, viêm cầu thận,…

Điều trị viêm amidan mãn tính ở trẻ em

Thông thường, dựa vào triệu chứng lâm sàng và thăm khám vòm họng, bác sĩ có thể chẩn đoán được viêm amidan ở trẻ. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác tác nhân gây viêm amidan mãn tính, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như nang vi khuẩn, dịch amidan hoặc nuôi cấy vi trùng. Nhìn chung, chẩn đoán viêm amidan mãn tính không quá khó, song để điều trị dứt điểm lại là một quá trình gian nan.

Chăm sóc tại nhà là biện pháp được khuyến khích khi trẻ bị viêm amidan
Chăm sóc tại nhà là biện pháp được khuyến khích khi trẻ bị viêm amidan

Để cải thiện tình trạng viêm, đau và các triệu chứng viêm amidan mãn tính khác, chăm sóc tại nhà là biện pháp điều trị được ưu tiên. Theo đó, bác sĩ khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc, uống đủ nước, làm sạch răng miệng và vệ sinh mũi thường xuyên,…

Tuy nhiên, nếu viêm amidan mãn tính ở trẻ tái phát nhiều lần, việc điều trị với thuốc không đáp ứng. Lúc này, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật, cắt bỏ viêm amidan bị viêm, tránh lây lan sang những cơ quan lân cận.

Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Viêm amidan gây ra nhiều phiền toái đến với trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như học tập. Tuy nhiên, không phải trẻ nào bị viêm amidan mãn tính cũng được chỉ định phẫu thuật. Việc cắt amidan cần được bác sĩ khám kỹ lưỡng và đưa ra quyết định.

Những trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính nên cắt:

  • Trẻ nhỏ từ 4 tuổi trở nên
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần
  • Kích thước amidan sưng to, gây cản trở tới đường thở
  • Trẻ bị viêm amidan thể mạn điều trị nội khoa không đáp ứng
  • Trẻ viêm amidan gặp biến chứng như sỏi amidan, áp xe quanh amidan,…
  • Vòm họng xuất hiện hốc mủ gây khó nuốt, hôi miệng

Cắt amidan được chỉ định cho đối tượng trẻ từ 4 tuổi trở lên
Cắt amidan được chỉ định cho đối tượng trẻ từ 4 tuổi trở lên

Phòng ngừa viêm amidan trẻ em

Duy trì cho trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt cũng như ăn uống là cách mà cha mẹ có thể thực hiện để phòng ngừa viêm amidan mãn tính hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp phòng viêm amidan mãn tính ở trẻ em:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Giúp làm dịu cổ họng, giảm tình trạng amidan bị khô và đau rát. Đặc biệt, quan trọng hơn cả, uống đủ nước giúp thân nhiệt ổn định, tránh sốt cao
  • Nghỉ ngơi: Cho trẻ ngủ 7 – 9 tiếng một đêm để cơ thể nạp lại năng lượng, phòng bệnh hiệu quả
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người thường xuyên hút thuốc lá, người bị mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Đồng thời trang bị cho trẻ những vật dụng cá nhân, không nên dùng chung cốc nước, khăn mặt với người khác. Đặc biệt, cha mẹ nên dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Súc miệng bằng nước muối: Dung dịch nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn tốt. Vì vậy, mẹ đừng quên nhắc bé súc miệng mỗi ngày, ngay cả khi viêm amidan đã thuyên giảm nhé
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí trong phòng quá khô, đặc biệt vào ban đêm sẽ dễ kích thích viêm amidan tái phát hơn. Sử dụng máy tạo độ ẩm dạng phun sương sẽ giúp giải quyết được vấn đề này

Trên đây là những thông tin liên quan đến viêm amidan mãn tính ở trẻ em. Nếu thấy trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào, cha mẹ hãy đưa ngay vào bệnh viện để được thăm khám, điều trị và phòng ngừa biến chứng.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm