Trẻ bị viêm amidan có nguy hiểm không là lo lắng của rất nhiều các mẹ. Viêm amidan tưởng chừng là bệnh lý đơn giản, nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm amidan
Trước khi tìm hiểu viêm amidan có nguy hiểm không? Mẹ hãy cùng Fitobimbi khám phá những thông tin bổ ích về bệnh lý này nhé!
Amidan là tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể con người, đóng vai trò như một phần của hệ thống miễn dịch. Amidan được mô tả là hai khối u, tương tự như các hạch bạch huyết nằm ở phía sau cổ họng. Chúng có chức năng “lọc” vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc mũi, nhưng bản thân amidan đôi khi có thể bị nhiễm trùng. Khi bị viêm amidan, amidan bị viêm và sưng lên gây tắc mũi, khó thở, nuốt khó và ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.
Viêm amidan là bệnh lý xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 – 7 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp, viêm amidan ở trẻ là do virus gây ra, số ít còn lại là do vi khuẩn. Các loại virus, vi khuẩn gây viêm amidan phổ biến nhất bao gồm:
- Virus: Adenovirus, Virus cúm, Virus Epstein-Barr, Virus parainfluenza, Enterovirus, Virus Herpes simplex,…
- Vi khuẩn: Streptococcus pyogenes.
Viêm amidan được chia ra thành 2 loại, amidan cấp tính và amidan mãn tính. Với mỗi giai đoạn, bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng như:
- Viêm amidan cấp tính: Cổ họng đau, khô, rát, thể trạng uể oải, mệt mỏi, chán ăn, tần suất tiểu tiện trong ngày giảm, táo bón, thở khò khè, chảy mũi, quấy khóc, miệng hôi, xuất hiện đờm nhiều ở cổ họng, giọng khàn đặc,…
- Viêm amidan mãn tính: Quan sát thấy niêm mạc họng và khối amidan sưng đỏ, nổi mủ. Đôi khi sẽ thấy trẻ nổi hạch ở hàm, kèm theo đó là hiện tượng ngáy to, thở khò khè, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Trẻ bị viêm amidan bao lâu khỏi?
Trẻ bị viêm amidan bao lâu sẽ khỏi bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý:
- Trường hợp trẻ bị viêm amidan nhẹ: Nếu nhận được sự chăm sóc hợp lý, triệu chứng của trẻ có thể thuyên giảm sau 6 ngày điều trị
- Trường hợp viêm amidan cấp tính: Ngoài những triệu chứng viêm amidan thông thường, trẻ có thể bị sốt, thậm chí nếu để lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa,… Ngược lại, nếu trẻ được phát hiện và điều trị đúng cách, triệu chứng có thể thuyên giảm sau 10 ngày
- Trường hợp viêm amidan cấp tính: Đây là tình trạng viêm amidan tái phát 3 – 4 lần trong năm. Trẻ bị viêm amidan thể mãn rất khó để điều trị dứt điểm. Lúc này các biện pháp chủ yếu tập trung giảm triệu chứng
Viêm amidan có nguy hiểm không?
Trong phần lớn các trường hợp, viêm amidan chỉ đơn giản là gây ra đau họng, kèm theo hoặc không kèm theo sốt. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan trong công tác phòng ngừa và điều trị, trẻ có thể phải đối mặt với một trong số những biến chứng dưới đây:
Biến chứng tại chỗ
Trẻ bị viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần trong năm sẽ mang lại nhiều phiền toái, chẳng hạn như chảy nước bọt, hơi thở có mùi hôi, khó nói, khó nuốt, đau họng,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và quá trình học tập ở trẻ.
Nhiễm trùng tai và viêm xoang
Viêm amidan có nguy hiểm không? Nếu bệnh kéo dài, không được kiểm soát kịp thời, nhiễm trùng có thể lây lan qua vòi Eustachian gây viêm tai giữa hoặc qua mũi sau vào xoang gây viêm xoang.
Viêm màng não và áp xe não
Nhiễm trùng từ amidan rất hiếm khi có thể lây lan đến niêm mạc não hoặc gây tụ mủ trong não. Tuy nhiên, không thể ngoại trừ khả năng này.
Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan xảy ra khi nhiễm trùng lan qua amidan và tụ mủ hình thành xung quanh mép ngoài. Việc tập hợp mủ này đẩy amidan vào bên trong. Trẻ bị biến chứng này thường không thể ăn uống được gì. Lúc này, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật để dẫn lưu mủ để cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Sốt ban đỏ
Viêm amidan cấp có nguy hiểm không? Trẻ bị viêm amidan có thể gặp biến chứng sốt ban đỏ. Tình trạng này là do độc tố vi khuẩn Streptococci nhóm A tiết ra, gây phát ban màu đỏ tươi ở các vùng như bẹn, nách. Trẻ em bị sốt ban đỏ thường có thể trở lại trường học 1 hoặc 2 ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh.
Viêm cầu thận
Một số loại treptococcus nhóm A có nhiều khả năng ảnh hưởng đến thận. Mặc dù rất hiếm, nhưng nếu trẻ bị viêm amidan do nhiễm khuẩn có thể gặp các vấn đề về viêm thận. Điều này có thể làm tăng máu trong nước tiểu, gây suy thận. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp, sức khỏe của trẻ có thể được phục hồi hoàn toàn.
Bị viêm amidan mãi không khỏi phải làm sao?
Điều trị viêm amidan phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân. Việc tự ý dùng thuốc điều trị mà chưa thông qua thăm khám sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm amidan mãi không khỏi. Nếu nguyên nhân trẻ bị viêm amidan là do nhiễm khuẩn, thông thường sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh kê đơn.
Tuy nhiên, nếu xét nghiệm vi khuẩn cho kết quả âm tính thì kết luận rằng nguyên nhân gây viêm amidan là do virus. Lúc này, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích gì và hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tự chống lại nhiễm trùng. Để không còn băn khoăn viêm amidan có nguy hiểm không? Trong thời gian này, cha mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp khắc phục tại nhà cho trẻ được cung cấp dưới đây để mang lại hiệu quả rõ rệt
- Tránh để trẻ hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông vật nuôi, hóa chất,…
- Ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng, chẳng hạn như khoai tây nghiền để không làm tổn thương cổ họng
- Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm có tính axit hoặc uống bất kỳ đồ uống có tính axit nào
- Ngăn không cho cổ họng bị khô bằng cách thường xuyên bổ sung nước và sử dụng máy tạo độ ẩm nếu có thể
Trên đây là giải đáp “viêm amidan có nguy hiểm không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trang bị cho cha mẹ kiến thức hữu ích để chủ động phòng ngừa và điều trị cho trẻ sớm hơn.