Trẻ sơ sinh ho có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cộng thêm với yếu tố bất lợi về thời tiết, trẻ nhỏ có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp. Trong đó, những cơn ho có đờm là “kết thân” với trẻ nhất. Trẻ sơ sinh ho có đờm cần được xử lý nhanh chóng, việc kéo dài sẽ dẫn đến những rủi ro xấu đến với sức khỏe và sự phát triển.

Giải mã trẻ sơ sinh ho có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý
Giải mã trẻ sơ sinh ho có đờm: Nguyên nhân và cách xử lý

Nhận biết ho có đờm, khò khè ở trẻ sơ sinh

Ho là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý về hô hấp. Nhưng có thể bạn không biết, cơn ho thực chất là một biện phòng vệ chính đáng của cơ thể khi có vi khuẩn, virus tấn công.

Ho có đờm là một dạng ho tạo ra chất nhầy, có thể thuyên giảm khi uống nhiều nước và được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, ho có đờm là vấn đề cha mẹ tuyệt đối không được ngó lơ.

Do đặc tính của cơn ho có đờm, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy khi ho bé phát ra âm thanh khò khè, kèm theo đó là hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp. Trẻ sơ sinh ho có đờm có thể kiểm soát nhanh chóng khi nhận được sự chăm sóc kịp thời và hợp lý. Nếu chủ quan, triệu chứng có thể kéo dài dẫn đến ho mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ăn uống, ngủ nghỉ của bé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ho có đờm

Danh sách những nguyên nhân gây ho đờm dài “hàng dặm”. Nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi:

  • Cảm lạnh thông thường: Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra sản xuất chất nhầy ở đường hô hấp trên. Ho đờm xảy ra do chất nhầy chảy ra từ mũi sau. Các triệu chứng của cảm lạnh kéo dài khoảng 10 ngày, nhưng cơn ho có thể kéo dài sau đó
  • Cúm: Cúm là một bệnh nhiễm virus nặng gây sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau họng và ho đờm. Khi trẻ bị cúm thường ít sản xuất chất nhầy hơn ở đường hô hấp trên so với cảm lạnh. Ngoài ra, trẻ thường bị sốt cao hơn so với cảm lạnh thông thường
  • Viêm phổi: Trẻ sơ sinh ho có đờm do viêm phổi có lẽ là điều mà các bậc cha mẹ lo lắng nhất. Viêm phổi thường không xuất hiện khi bắt đầu ho hoặc cảm lạnh vì đây là một bệnh nhiễm trùng thứ phát đối với virus cảm lạnh. Viêm phổi cũng do virus gây ra nên không phải trường hợp nhiễm trùng phổi nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh. Nếu con bạn bị ho đờm kèm theo khó thở, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho có đờm

  • Viêm tiểu phế quản: Do RSV gây ra, viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng tiểu phế quản hoặc các ống nhỏ trong phổi. Lượng chất nhầy sản sinh ra quá nhiều làm bít tắc đường thở gây ho đờm, khó thở và đôi khi thở khò khè. Viêm tiểu phế quản thường nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ
  • Hen suyễn: Trẻ sơ sinh ho có đờm có thể là do hen suyễn. Dấu hiệu nhận biết của bệnh hen suyễn bao gồm khò khè, khó thở, ho có đờm,… các triệu chứng này thường lặp đi lặp lại, đặc biệt khi thời tiết thay đổi

Bé sơ sinh ho có đờm khi nào cần lo lắng?

Ho là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không nguy hiểm. Ho ở trẻ sơ sinh hiếm gặp hơn. Nếu cơn bạn dưới 4 tháng tuổi, cơn ho đờm có thể là một dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu bị ho kèm theo những biểu hiện sau:

  • Dưới 4 tháng tuổi
  • Thở gấp hơn bình thường, khò khè
  • Ho ra chất nhầy có màu vàng, xanh lá cây hoặc có vệt máu
  • Trẻ từ chối uống bất cứ thứ gì trong nhiều lần cho ăn
  • Sốt cao trên 38.5 độ C
  • Ho dữ dội gây nôn
  • Ho dai dẳng nhiều ngày
  • Ho không thuyên giảm sau khoảng 2 tuần

Trẻ sơ sinh ho có đờm phải làm sao?

Bé sơ sinh ho có đờm cần được xử lý sớm để phòng biến chứng. Dưới đây là những cách trị ho có đờm ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần tham khảo nhé!

Hạ sốt

Trẻ bị ho có đờm do viêm amidan, viêm phổi thường đi kèm với triệu chứng sốt. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ sốt nhẹ, mẹ có thực hiện biện pháp chườm ấm, tăng cường bổ sung nước ấm, nước trái cây,… Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt cao trên 39.5 độ C, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh ho đờm có thể kèm theo hiện tượng sốt
Trẻ sơ sinh ho đờm có thể kèm theo hiện tượng sốt

Vỗ lưng long đờm

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm, phụ huynh có thể áp dụng kỹ thuật vỗ rung long đờm, giúp tống khứ chất nhầy trong phế quản. Từ đó mang lại cho bé cảm giác thông thoáng, dễ chịu, đặc biệt là giảm kích ứng cổ họng, hạn chế ho đờm.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm nên được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Vệ sinh cho trẻ

Nếu trẻ ho đờm có nước mũi, nước dãi, mẹ nên dùng khăn giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ và chỉ sử dụng 1 lần. Nếu sử dụng khăn mặt thì nên chú ý giặt khăn thường xuyên, không dùng cho những mục đích khác để tránh khiến vi khuẩn, virus lây lan.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo bé được sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Bằng cách vệ sinh và quét dọn nhà cửa thường xuyên, giặt chăn, vỏ gối, ga giường định kỳ 3 tháng/lần sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hại, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.

Trẻ sơ sinh ho có đờm uống thuốc gì?

Cơn ho khòng khọc, đỏ mặt tía tai của bé làm cha mẹ không khỏi xót xa, lo lắng. Trẻ sơ sinh bị ho có đờm uống thuốc gì hiệu quả, an toàn là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Cha mẹ lưu ý những loại thuốc dưới đây cần có sự chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không được tự ý mua về cho trẻ dùng:

  • Nhóm thuốc loãng đờm: Terpinhydrat, Natribenzoat, Guaiffenesin
  • Thuốc hóa giáng đờm: Carbocystein, Bromhexin, Ambroxol, Acetylcystein
  • Thuống chống dị ứng, giảm ho sổ mũi: Chlorpheniramin và Dexchlorpheniramin
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan, Rhumenol

Thuốc cho trẻ sơ sinh ho có đờm
Thuốc cho trẻ sơ sinh ho có đờm

Trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh dân gian

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, các hệ cơ quan, trong đó có hô hấp vẫn chưa được hoàn thiện. Do vậy, để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc tây, khi chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên ưu tiên sử dụng các bài thuốc dân gian. Dưới đây là những mẹo chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất:

  • Tiêu đờm cho trẻ sơ sinh với lá húng chanh: Rửa sạch lá húng chanh với nước, vớt ra để táo rồi thái nhỏ. Trộn lá húng chanh với đường phèn rồi đem hỗn hợp đi chưng cách thủy. Phần nước cốt thu được cho bé uống ngày 2 lần.
  • Trị ho đờm bằng quất: Chọn quất không quá chín cũng không quá xanh, rửa sạch rồi cắt đôi. Thêm đường phèn với quất rồi đem chưng cách thủy. Đến khi đường tan hết, quất chín nhừ là có thể tắt bếp. Mẹ cho bé uống nước cốt quất, đường phèn nhiều lần trong ngày để thấy rõ hiệu quả.
  • Chữa ho long đờm với lá hẹ, đường phèn: Trẻ sơ sinh ho có đờm có thể thuyên giảm với bài thuốc lá hẹ và đường phèn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ cần chưng lá hẹ đã rửa sạch với đường phèn trong vòng 20 phút là được. Cho bé uống nước cốt lá hẹ đường phèn 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh ho có đờm cũng như gợi ý cách điều trị hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích đối với các bậc cha mẹ có con nhỏ.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm