Trẻ sơ sinh bị viêm họng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng không nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

trẻ sơ sinh viêm họng
Trẻ sơ sinh viêm họng

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm họng

Virus đường hô hấp, chẳng hạn như virus cúm, virus parainfluenza, virus rhinovirus, coronavirus, adenovirus và virus hợp bào hô hấp, là những nguyên nhân thường xuyên gây ra viêm họng cấp tính ở trẻ sơ sinh. Các loại virus khác có thể gây ra viêm họng cấp tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bao gồm coxsackievirus, echovirus và herpes simplex virus.

Khác với trẻ đã đi học và người lớn, trẻ sơ sinh hiếm khi bị viêm họng do vi khuẩn. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cũng đã ghi nhận một số trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A.

Thông tin thêm:

Liên cầu khuẩn nhóm A là vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm họng cấp, chiếm 15% đến 30% các trường hợp viêm họng cấp ở trẻ em. Tuy nhiên, viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A thường phổ biến ở trẻ 5 – 15 tuổi, không phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi và hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng

Khi bị viêm họng, con có thể có các biểu hiện khó chịu, quấy khóc,... khi bú
Khi bị viêm họng, con có thể có các biểu hiện khó chịu, quấy khóc,… khi bú

Thật khó để trẻ sơ sinh có thể nói với bạn rằng “con bị viêm họng”. Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây để biết rằng con bạn đang cảm thấy không khỏe.

  • Sốt
  • Nôn, trớ
  • Amidan sưng đỏ
  • Các hạch bạch huyết mềm, to
  • Vòm miệng xuất hiện các chấm xuất huyết
  • Chảy nước mũi (thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh)
  • Phát ban
  • Khó chịu, quấy khóc khi được cho bú
  • Bú kém, không chịu bú (do đau họng)

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh có thể bị ho khan, khô môi, thở khó,…

Điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Phương pháp điều trị viêm họng ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào triệu chứng, sức khỏe chung của con và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Khi con xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm họng, chẳng hạn như bỏ ăn, quấy khóc khi được cho bú; cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Các bác sĩ có thể sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nếu bị viêm họng do vi khuẩn, con sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Lúc này, điều quan trọng là bạn phải cho con dùng toàn bộ đợt kháng sinh để ngăn bệnh quay trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn. Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thường được chỉ định uống kháng sinh từ 7 đến 10 ngày.

Nếu vi khuẩn không phải là nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị sẽ tập trung vào việc giảm triệu chứng, giúp con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng tại nhà

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng khỏi bệnh

Cha mẹ hãy áp dụng những tips dưới đây để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn và nhanh chóng đẩy lùi viêm họng.

  • Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường bú kém hơn do cảm giác đau nhói mỗi khi nuốt. Điều đó có thể khiến con bị mất nước. Để tránh tình trạng này, mẹ cần cho con bú thường xuyên hơn với lượng nhỏ hơn mỗi lần.
  • Trẻ sơ sinh không thể xì mũi, vì vậy, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý và máy hút dịch để làm sạch mũi cho con.
  • Sử dụng máy phun sương để đảm bảo độ ẩm, đặc biệt là khi phòng của bé bật điều hòa. Không khí khô có thể khiến cổ họng của trẻ thêm nhạy cảm và khó chịu hơn.
  • Khi con bị sốt, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen.

Làm thế nào để phòng tránh viêm phổi cho trẻ sơ sinh?

Một trong những đặc điểm nổi bật của viêm họng là tình trạng lây lan giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, cha mẹ, anh chị và người chăm sóc nên tiêm đầy đủ vacxin, rửa tay thường xuyên,… để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Bảo vệ những người sống với con là cách tốt nhất để bảo vệ con.

Virus, vi khuẩn gây viêm họng cũng rất dễ lây nhiễm. Vì vậy, cha mẹ cũng cần lưu ý về những vị khách sẽ đến thăm con.

  • Không nên để bất kỳ ai có dấu hiệu ho, đau rát cổ họng,… tiếp xúc với con.
  • Khách đến thăm nhà luôn phải rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào con.
  • Trẻ trong độ tuổi đi học là nguồn lây nhiễm chính; vì vậy, bạn nên hạn chế những vị khách nhỏ tuổi này tiếp xúc với con. Tất nhiên, anh chị em ruột sẽ là ngoại lệ đối với quy tắc này.

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị cũng như chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm họng. Cha mẹ đừng quên áp dụng những lời khuyên trên đây để bảo vệ con khỏi bệnh viêm họng nhé!

??? Xem nhiều hơn các bệnh khác ở trẻ:

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm