Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi: 6 cách “xử đẹp” giúp mẹ bớt lo âu

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Bài chia sẻ này sẽ giúp phụ huynh nhận biết triệu chứng và cách xử lý ngay tại nhà cho bé yêu. Cùng theo dõi nhé!

???

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Trẻ sơ sinh dù có được bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng bao nhiêu cũng khó thể tránh khỏi những lần ốm vặt. Trong đó, hiện tượng nghẹt mũi và ho là thường gặp nhất. 

Mẹ có thể nhận biết dễ dàng triệu chứng nghẹt mũi và ho ở trẻ, nhất là khi đang bú. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện bú ngắt ngoãng và dễ bị sặc. Đôi lúc, mẹ sẽ thấy bé thở bằng mũi nhiều hơn nên cảm giác rất khó chịu và quấy khóc liên tục. 

Bé bị nghẹt mũi và ho dễ nhận biết khi cho bú
Bé bị nghẹt mũi và ho dễ nhận biết khi cho bú

Mũi bé nghẹt nặng sẽ tăng tiết dịch. Chất đờm này chảy xuống họng sẽ gây ngứa, đau rát và khiến trẻ bị ho. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi ho lâu ngày có thể phát sinh tình trạng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như: ho khan, viêm họng, nôn mửa ảnh hưởng đến dinh dưỡng và cân nặng, môi tím tái,…

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho ngạt mũi?

Trẻ sơ sinh cơ thể rất non yếu nên gặp bất kỳ tổn thương nào cũng sẽ dễ dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời để “chặn đứng” nguy cơ gây bệnh là vô cùng quan trọng. Nếu bố mẹ nghi ngờ trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi và ho, hãy xử lý theo những cách sau:

Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Cho trẻ ngủ nhiều hơn, giảm thiểu số giờ thức, nhất là vào ban đêm là cách tốt nhất để tiếp thêm năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho

Mẹ nên cho bé ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ. Phòng bé nên có cửa sổ để nhận ánh sáng vào ban ngày. Ban đêm khi ngủ cần đóng kín cửa để tránh bé bị nhiễm lạnh.

Hút mũi

Hút mũi giúp loại bỏ dịch nhầy sâu trong hốc mũi. Từ đó giúp bé hết nghẹt mũi và giảm ho hiệu quả.

Nhiều mẹ rất ngại khi nhắc đến việc vệ sinh mũi cho bé. Thực tế, hút mũi cho trẻ sơ sinh không hề khó như mẹ nghĩ. Chỉ với vài bước sau, mũi và họng bé sẽ thông thoáng, dễ chịu nhanh chóng.

Bước 1: Làm ẩm mũi

Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Giữ nguyên trong vài phút để dung dịch thẩm thấu và làm tan dịch.

Bước 2: Hút mũi

Trước khi hút mũi cho bé, dụng cụ này cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, bóp nhẹ phần bầu, đặt gần cửa mũi rồi thả nhẹ tay ra để tạo lực hút sạch dịch đờm. Khi hút xong bên mũi đầu tiên, mẹ nên rửa sạch rồi làm tương tự với bên còn lại.

Hút mũi cho bé để giảm đờm, thông thoáng mũi, họng
Hút mũi cho bé để giảm đờm, thông thoáng mũi, họng

Lưu ý, thao tác hút mũi nên được thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho bé khiến triệu chứng ngày một trở nặng.

Bước 3: Lau sạch mũi

Khi hai bên mũi đã được hút sạch dịch, mẹ dùng khăn mềm lau mũi và miệng cho bé.

??? Xem nhiều hơn trẻ sơ sinh ho phải làm sao?

Tăng cữ bú cho bé

Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn cung cấp kháng thể cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh mà còn đóng vai trò là “chất lỏng” làm dịu họng, loãng đờm, giảm ho hiệu quả.

Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho, mẹ hãy tăng cường cữ bú cho bé để sớm thuyên giảm triệu chứng nhé!

Tăng cường cữ bú
Tăng cường cữ bú

Cho trẻ nằm ngủ gối cao

Nghẹt mũi và ho khiến bé vô cùng khó chịu, nhất là vào ban đêm khi đi ngủ. Lúc này, dịch đờm trong mũi sẽ có xu hướng chảy xuống họng gây tắc nghẽn và khó thở cho bé. Vì vậy, kê gối cao cho trẻ là cách làm hiệu quả để giảm bớt “rắc rối” này.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm hoạt động theo cơ chế cấp các tia nước ra bên ngoài nhằm cải thiện chất lượng không khí, giúp cho không gian nhà thoáng mát hơn. Không khí ẩm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho trẻ, giảm cơn ho kích ứng và khó thở.

Cho trẻ dùng siro ho nếu ho nhiều

Trong trường hợp các cách trên không đáp ứng điều trị với tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho, bố mẹ có thể tìm đến các sản phẩm siro ho tự nhiên.

Một vài cái tên nổi bật trong dòng sản phẩm trị ho cho bé phải kể đến như: 

  • Fitobimbi Broncamil: Dùng hỗ trợ trẻ ho đờm (từ 6 tháng tuổi trở lên)
  • Fitobimbi Propoli: Dùng trong trường hợp hỗ trợ trẻ ho, đau họng, viêm họng do cảm lạnh (Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên)
  • Fitobimbi Tussiflux Junior: Dùng cho trường hợp hỗ trợ trẻ ho có đờm, viêm họng, đau họng do cảm cúm (Trẻ từ 1 tuổi trở lên)
  • Xịt họng Golanil Junior: Dùng cho trẻ mới chớm ho, đau rát họng (Trẻ sơ sinh trở lên)

Trên đây là những kiến thức hữu ích xoay quanh tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho. Mong rằng, đây sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho bé yêu được bố mẹ gối đầu giường.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm