Trẻ sơ sinh bị ho và khàn tiếng đôi khi chỉ là do ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây lại chính là triệu chứng tố cáo trẻ đang mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó! Vì vậy, biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp phụ huynh có cách chăm sóc và phòng ngừa cho bé tốt hơn.
??? Xem nhiều hơn:
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và khàn tiếng – vshh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khàn tiếng ở trẻ, trong đó thường gặp nhất là:
Bệnh lý ở đường hô hấp
Một số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho và khàn tiếng. Một trong những bệnh lý điển hình với triệu chứng ho và khan tiếng đó là viêm thanh quản cấp.
Đây là tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm tại dây thanh quản khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra những cơn ho dai dẳng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói của trẻ.
Viêm thanh quản có thể phân thành 2 loại: Cấp tính và mãn tính. Triệu chứng viêm thanh quản cấp tính thường chỉ kéo dài dưới 3 tuần. Trong khi đó, thể mãn tính các triệu chứng sẽ tái đi tái lại, kéo dài trên 3 tuần.
Trẻ bị viêm thanh quản nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tắc nghẽn đường thở tại các điểm sưng, viêm trên thanh quản. Lúc này, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng thiếu oxy, gây tổn thương não, thậm chí tử vong.
Dây thanh quản của trẻ khó nhỏ do cơ quan hô hấp phát triển chưa hoàn thiện. Khi có hiện tượng viêm sẽ gây hẹp ống đường thở khiến trẻ hô hấp khó khăn, rơi vào trạng thái ngừng thở nhanh hơn cả viêm phổi. Do đó, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho và khàn tiếng.
Môi trường và cách sinh hoạt
Phần lớn trẻ sơ sinh bị ho khàn tiếng là do môi trường số ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất độc hại và một số chất dị nguyên khác. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý cũng khiến cho tình trạng ho và khàn tiếng ở bé trở nên trầm trọng hơn.
Chẳng hạn như: bé quấy khóc quá nhiều, nói chuyện, cười đùa quá to hoặc vận động ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, quá nóng hoặc quá lạnh. Hoặc thậm chí, chỉ đơn giản là thói quen cho bé nằm thường xuyên trong phòng máy lạnh, mặt quay thẳng vào hướng gió điều hòa cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho và khàn tiếng.
Những nguyên nhân khác
Trong một số ít trường hợp, trẻ bị ho và khàn tiếng là do di truyền. Tuy không phổ biến như 2 nhóm nguyên nhân trên, nhưng bố mẹ tuyệt đối không đường chủ quan.
Nhiều trẻ sinh ra có tông giọng to bẩm sinh, kèm theo đó là thể trạng yếu kém, rất dễ nhạy cảm với yếu tố từ bên ngoài môi trường. Khi có sự thay đổi bởi nhiệt độ và khí hậu, nhất là thời điểm giao mùa, trẻ sẽ rất dễ bị khản tiếng và ho đột ngột.
Mặt khác, trẻ sơ sinh bị ho khàn tiếng có thể là hệ quả của việc dùng sai ống hỗ trợ ăn và thở.
Các loại ống thở thường được đặt tại cửa miệng và xuyên qua hầu họng của bé. Vì vậy sẽ rất dễ gây tổn thương lên dây thanh quản và vòm họng. Mặc dù tác hại gây ra là khá nghiêm trọng, nhưng trong nhiều tình huống, đây vẫn là lựa chọn không thể thay thế. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ nói cho phụ huynh biết những tác dụng phụ của loại dụng cụ này trước khi cho bé sử dụng.
Bé ho khản tiếng phải làm sao? – vshh
Trẻ bị ho khản tiếng là tình trạng không đáng lo nếu được chăm sóc kịp thời và đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp trị ho khàn tiếng ở bé cho bố mẹ tham khảo:
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Vỏ cam nướng
Cách chữa ho khàn tiếng cho bé này vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần cho cam vò lò vi sóng và nướng với nhiệt độ và thời gian thích hợp là được. Khi mặt ngoài của quả cam đã chín vàng, mẹ hãy bóc bỏ lớp vỏ ngoài cháy xém, cho bé ngậm phần thịt bên trong. Môi ngày dùng 2-3 lần vào buổi sáng và buổi tối. Chỉ trong vài ngày, mẹ sẽ thấy bé thuyên giảm rõ rệt.
Nước gừng tươi
Gừng nổi tiếng là vị thuốc có tác dụng giảm ho và dịu họng rất tốt. Đặc biệt, nước gừng tươi còn rất an toàn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng thử bài thuốc này nhé!
Mật ong với lá hẹ
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 4-5 lá hẹ tươi và 2 thìa cafe mật ong. Cách thực hiện bài thuốc này vô cùng đơn giản, mẹ chỉ việc trộn 2 nguyên liệu với nhau sau đó đem chưng cách thủy. Khi chín, chắt lấy nước cho bé dùng là được.
Thuốc trị ho khàn tiếng cho bé
Trường hợp những bài thuốc dân gian kể trên không đáp ứng được hiệu quả điều trị ho khàn tiếng ở bé, mẹ nên tìm gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc giảm ho, hạ sốt, chống viêm: Có công dụng cải thiện triệu chứng do bệnh gây ra. Ưu điểm của dòng thuốc này là mang lại hiệu quả giảm ho, chống viêm nhanh chóng. Nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ cho bé. Vì vậy, bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe.
- Thuốc kháng histamin: Mang đến hiệu quả ngăn ngừa phản ứng viêm, giảm sự kích ứng của tế bào gốc gây hại.
-
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc Siro ho: Siro ho là dòng sản phẩm được mẹ ưu tiên sử dụng cho bé. Bởi tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại cho người bệnh. Ngoài công dụng giảm ho, làm dịu họng, ngăn ngừa kích ứng cổ họng, nhiều sản phẩm siro còn có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, giúp bé chống chọi với tác nhân gây bệnh. Một số siro ho cho bé mà mẹ có thể tham khảo như: Broncamil Bimbi, Golanil Junior,… Sản phẩm được chiết xuất từ 100% thảo dược chuẩn hóa Châu Âu nên vô cùng an toàn cho bé.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần tăng cường cữ bú hoặc có thể bổ sung thêm sữa công thức để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Với những trẻ lớn hơn, mẹ xây dựng cho bé thực đơn hợp lý, khoa học. Trong đó, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất ( rau xanh, trái cây, trứng, các loại cá, tôm, thịt bò, thịt gà,…), hạn chế thực phẩm gây kích ứng (hạt hướng dương, hạt bí, bánh kẹo, đồ uống lạnh, kem, socola,…).
- Cho bé uống nhiều nước ấm để làm dịu họng và loại bỏ đờm.
Các biện pháp chăm sóc khác – vshh
- Hạn chế cho trẻ tham gia những hoạt động gắng sức. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé nghỉ ngơi nhiều hơn
- Tắm cho bé bằng nước ấm, giúp làm loãng đờm và mang lại cảm giác dễ chịu hơn
- Mặc áo ấm cho bé khi thời tiết chuyển lạnh, nhất là vùng cổ, tai, tay, chân, bụng, ngực
- Không cho bé tiếp xúc với nguồn lây bệnh, nơi ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,…
- Tăng cường bữa phụ, chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn trong ngày. Điều này giúp bé hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. Lưu ý, cho bé ăn đúng bữa, mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 giờ
- Không cho bé sinh hoạt, nghỉ ngơi quá lâu trong phòng máy lạnh. Bên cạnh đó, chú ý đến hướng gió của quạt máy, không nên để tiếp xúc quá gần với trẻ
Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng trẻ sơ sinh bị ho và khản tiếng. Hãy chăm sóc trẻ đúng cách để tránh khiến bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé!