Trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho là dấu hiệu thường thấy, nhất là thời điểm giao mùa. Bố mẹ cần nắm vững thông tin về bệnh lý và cách chăm sóc để giúp bé nhanh chóng bình phục.
- ??? Top 10 siro ho cho trẻ sơ sinh người tiêu dùng bình chọn
- ??? 7 cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho là bệnh gì?
Trẻ sơ ho và hắt hơi là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý viêm nhiễm thuộc đường hô hấp trên. Phổ biến gặp ở trẻ sơ sinh nhất là:
Viêm mũi
Trẻ bị viêm mũi là tình trạng tổn thương mắt, mũi và cổ họng bởi tác nhân trong không khí tấn công.
Ngoài triệu chứng trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho, viêm mũi còn kèm theo một số dấu hiệu khác như:
- Ngứa mũi, mắt, tai và họng
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Trường hợp nặng có thể gây chảy máu cam, khó thở, ngáy,…
Viêm họng hạt
Tác nhân chính gây viêm họng hạt ở trẻ là virus. Bệnh khiến trẻ có cảm khô, ngứa và đau họng. Điều này thường trở lên tồi tệ hơn khi trẻ ăn, nhai nuốt thức ăn.
Các triệu chứng viêm họng hạt ở trẻ bao gồm:
- Cổ họng đau ngứa
- Nuốt vướng
- Ho có đờm, ho khan
- Sốt nhẹ
- Khàn tiếng
- Hắt hơi
- Sổ mũi
Viêm VA
Do sức đề kháng yếu công thêm với các yếu tố thuận lợi như thời tiết chuyển nóng lạnh đột ngột, chất lượng không khí không đảm bảo, khói thuốc, bụi bẩn,… vi khuẩn gây viêm VA có thể dễ dàng xâm nhập khiến trẻ mắc bệnh.
Viêm VA có diễn biến qua 2 giai đoạn:
- VA cấp tính (phổ biến ở trẻ từ 6 – 4 tuổi). Bệnh khởi phát với cơn sốt nhẹ, đôi khi sốt cao lên đến 39.5 độ C. Triệu chứng điển hình của trẻ bị viêm VA cấp đó là: ngạt mũi, khó thở, nói giọng mũi, dịch mũi chảy xuống họng gây kích ứng và phát sinh cơn ho, hắt hơi, sổ mũi,…
- VA mãn tính: Đây là tình trạng tổ chức VA bị viêm tái đi tái lại trong nhiều lần. Các triệu chứng cấp tính sẽ dai dẳng hơn và hầu hết đều đi theo trẻ đến độ tuổi trường thành.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản cũng gây ra tình trạng hắt hơi và ho ở trẻ. Đặc biệt phổ biến hơn ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tác nhân gây bệnh được cho là do virus. Trong đó thường gặp nhất là virus cúm.
Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản ở trẻ đều tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, không vì vậy mà bố mẹ chủ quan, bởi nếu không chăm sóc trẻ đúng cách và có biện pháp xử lý kịp thời, viêm thanh quản có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ảnh hưởng nặng nề tới giọng nói của trẻ.
Viêm tai giữa
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa cấp tính. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng tai giữa vô cùng nguy hiểm, nếu trẻ không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây biến chứng áp xe não, viêm màng não, liệt dây thần kinh số 7. Nguy hiểm hơn là có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và giao tiếp của trẻ sau này.
Ngoài biểu hiện kể trên, trẻ bị viêm tai giữa có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
Ù tai, đau tai, sổ mũi, sốt, bỏ ăn, lười bú, quấy khóc, khó ngủ, nôn trớ,…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hắt hơi ho
Các yếu tố tác động khiến trẻ sơ sinh ho và hắt hơi thường xuyên:
- Tình trạng bệnh tật: Trẻ còi xương, sinh mổ hoặc sinh non, hệ miễn dịch suy giảm, trẻ thiếu vitamin A,…
- Sức đề kháng của cơ thể: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hắt hơi và ho. Đặc biệt là trẻ 2 tháng tuổi.
- Môi trường sống: Nhà cửa chật hẹp, vệ sinh kém, ẩm thấp, trẻ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc,… Bé nằm trong phòng điều hòa nhiều giờ khiến niêm mạc mũi dễ bị tổn thương, tắm trong phòng không kín gió, không lau khô cơ thể,…
??? Xem nhiều hơn:
- Trẻ sơ sinh bị ho và nghẹt mũi: 6 cách “xử đẹp” giúp mẹ bớt lo âu
- Cách sử dụng rau diếp cá trị ho cho trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho
Phần lớn trẻ sơ sinh hắt hơi ho là do virus, áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp trẻ giảm nhanh triệu chứng, hồi phục trạng thái cơ thể, ăn ngon, ngủ ngon hơn:
Cách chăm sóc trẻ nên làm
- Với trẻ dưới 1 tuổi, phụ huynh nên rửa tay thường xuyên cho bé bằng dung dịch sát khuẩn để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Với trẻ lớn hơn, bố mẹ nên dạy cho bé thói quen này!
- Khi ngủ, cho bé gối đầu cao hơn bình thường, giúp mang lại cảm giác dễ chịu hơn
- Đảm bảo cho bé bú đủ lượng sữa trong ngày
- Vệ sinh mũi và họng bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thao tác thực hiện cần phải nhẹ nhàng tránh làm tổn thương niêm mạc mũi
- Trường hợp bé sốt, mẹ có thể hạ nhiệt bằng cách lau người hoặc dán miếng lạnh
- Nâng cao chất lượng không khí trong nhà bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm
Không nên làm
- Tuyệt đối không tự ý cho bé uống kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Tránh không cho bé tiếp xúc gần với tác nhân gây bệnh: bụi bẩn, khói thuốc, phấn hoa, lông thú nuôi,…
- Hạn chế cho bé ăn những thực phẩm gây kích ứng cổ họng như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, đồ uống lạnh, kem,….
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ sơ sinh bị hắt hơi và ho. Mong rằng bố mẹ sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé yêu.