Trẻ ho và ra nhiều mồ hôi là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều mẹ chủ quan nghỉ rằng, trẻ ho và ra nhiều mồ hôi là do thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, hiện tượng này đôi khi lại cảnh báo nhiều vấn đề nguy cơ về sức khỏe trẻ. Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin dưới đây để phần nào giải đáp thắc mắc của mình nhé!

Trẻ ho và ra nhiều mồ hôi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Trẻ ho và ra nhiều mồ hôi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Trẻ bị ho và ra mồ hôi nhiêu không đơn thuần là do tác động từ yếu tố thời tiết. Khả năng cao, đây là triệu chứng của bệnh lý liên quan đến đường hô hấp:

Viêm họng

Trẻ bị viêm họng gây ho và ra nhiều mồ hôi vùng đầu. Phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện ngay trong giai đoạn khởi phát của bệnh.

Thông tin cần biết

Viêm họng khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn, nấm hoặc virus vào niêm mạc hầu, khiến cơ quan này bị tổn thương. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ bị viêm họng cao hơn người lớn. Đơn giản bởi vì nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ nhạy cảm với tác nhân gây hại từ môi trường như: bụi bẩn, nấm mốc, khói thuốc, lông vật nuôi,…

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm họng
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ nếu không được điều trị tích cực sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính Lúc này các triệu chứng của bệnh sẽ tái đi tái lại, khiến trẻ bị viêm họng quanh năm. Thậm chí, nhiều trường hợp có nguy cơ gặp biến chứng viêm phế quản, viêm phổi,…

Trẻ ho và ra nhiều mồ hôi là biểu hiện nhẹ của viêm họng. Sau giai đoạn này, trẻ có thể bị sốt nhẹ, thậm chí sốt cao lên tới 39 độ C, kèm theo đó là cảm giác đau họng, cổ họng sưng, khàn tiếng, chán ăn, quấy khóc, ảnh hưởng tới giấc ngủ,…

Cách chăm sóc bé ho ra mồ hôi nhiều do viêm họng

Khi trời chuyển lạnh, mẹ nên trang bị áo ấm, khăn quàng cổ cho bé.

  • Không nên kiêng tắm cho bé khi bị viêm họng. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh trường hợp lây nhiễm. Khi tắm cho bé, nên dùng nước ấm với nhiệt độ thích hợp, đóng kín cửa để tránh gió. Lau khô người bằng khăn mềm cho bé khi tắm xong.
  • Thường xuyên cho trẻ súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để giảm tình trạng đau, ngứa, rát họng.
  • Nếu trẻ bị ho đờm, mẹ tiến hành rửa mũi 2 – 3 lần/ngày.
  • Nếu trẻ có triệu chứng sốt, ra nhiều mồ hôi, mẹ hãy lau khô người thường xuyên hoặc thay bộ quần áo mới cho bé. Với triệu chứng sốt nhẹ, nên cho trẻ uống nước ấm, chườm khăn, bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm và trái cây tươi. Trường hợp sốt cao nên tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ.

Viêm amidan

Trẻ ho và ra nhiều mồ hôi cũng được chẩn đoán là do mắc viêm amidan

Thông tin cần biết

Đây là tình trạng viêm nhiễm tổ chức amidan. Bệnh lý này phổ biến ở trẻ từ 3 – 7 tuổi. Tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm amidan cũng gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. 

Trẻ ho, ra nhiều mồ hôi là triệu chứng của bệnh viêm amidan
Trẻ ho, ra nhiều mồ hôi là triệu chứng của bệnh viêm amidan

Viêm amidan ở trẻ cũng chia thành 2 loại: 

  • Cấp tính: Triệu chứng nhẹ, chưa rõ ràng nên rất khó phân biệt giữa các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như cảm cúm, viêm họng. Nếu trẻ bị viêm họng cấp tính nặng sẽ có hiện tượng chảy mủ.
  • Mãn tính: Các triệu chứng của viêm amidan như đau họng, sưng họng, ho, ho khan, amidan phù nề, sốt, toát mồ hôi,… sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Thậm chí gây biến chứng suy hô hấp, ngừng thở đe dọa tới tính mạng của bé.

Cách chăm sóc trẻ bị ho và ra mồ hôi nhiều do viêm amidan

Trẻ bị viêm amidan không quá khó chữa, trước tiên, mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động thể lực mạnh gây ra nhiều mồ hôi khiến bệnh nặng hơn.

  • Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, mẹ có thể hạ sốt bằng cách cho bé dùng Paracetamol (theo liều chỉ định từ bác sĩ).
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch sát trùng để giúp thông thoáng đường thở, giảm ho.
  • Vệ sinh họng trẻ thường xuyên.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách cho trẻ ăn nhiều hơn các thực dạng lỏng, như: cháo, súp, nước canh, nước trái cây,…
  • Trong trường hợp trẻ sốt cao, lên tới 40 độ C, bố mẹ cần ngay lập tức đưa tới bệnh viện.

Viêm phế quản

Do hệ miễn dịch nhạy cảm nên trẻ rất dễ mắc viêm phế quản với những triệu chứng điển hình như ho, khó thở, sổ mũi, môi khô, đổ mồ hôi,…

Thông tin cần biết

Viêm phế quản là tình trạng chỉ đường dẫn khí đến phổi hay còn gọi là ống phế quản bị viêm. Từ đó gây gián đoạn quá trình vận chuyển oxy đến máu trong phổi để phân phát tới các cơ quan khác.

Viêm phế quản gây ho và ra nhiều mồ hôi - Mẹ không nên xem thường!
Viêm phế quản gây ho và ra nhiều mồ hôi – Mẹ không nên xem thường!

Nguy cơ gây viêm phế quản ở trẻ có thể kể đến là do hệ miễn dịch kém, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, chất độc, hóa chất, thời tiết thay đổi,…

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan với tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Bởi, nếu không được điều trị tích cực, tổn thương có thể lan xuống phổi, gây viêm phổi, hoại tử, áp xe, tràn khí màng phổi,… Đã có một số trường hợp trẻ tử vong do bị viêm phế quản cấp cứu không kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ ho và ra nhiều mồ hôi do viêm phế quản

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc áo ấm, mang tất, quàng khăn, mang khẩu trang khi ra ngoài.
  • Nhỏ mũi 2-3 lần/ngày để giúp đường thở thông thoáng.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm. Nếu sốt cao có thể xem xét dùng thuốc hạ sốt hoặc đến ngay cơ sở y tế.
  • Không nên tùy tiện cho trẻ dùng thuốc kháng sinh nếu chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Đa phần các trường hợp trẻ bị viêm phế quản là do virus nên thuốc kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả.
  • Đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tăng cường bổ sung trái cây và rau củ quả, tôm, cá, chất béo lành mạnh. Bù điện giải và cho trẻ uống nước đều đặn. Khẩu phần ăn của trẻ nên chia thành nhiều bữa trong ngày. Ưu tiên chế biến những món ăn dễ tiêu hóa, dễ nuốt để bé hấp thu tốt hơn (cháo, súp,…).

Viêm phổi

Những bệnh lý trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm phổi từ nhẹ tới nặng. Trẻ không những bị ho, ra nhiều mồ hôi mà còn phát sinh nhiều triệu chứng nguy hiểm khác như: thở nhanh, thở gắng sức, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, đau ngực, môi tím tái, thở rít, sốt cao,…

Viêm phế quản gây ho và ra nhiều mồ hôi - Mẹ không nên xem thường!
Viêm phế quản gây ho và ra nhiều mồ hôi – Mẹ không nên xem thường!

Khi nào trẻ cần nhập viện?

Viêm phổi là một bệnh lý nghiêm trọng, gây đe dọa tới tính mạng của trẻ. Do đó, ngay khi nghi ngờ bé có biểu hiện viêm phổi, bố mẹ ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để được làm xét nghiệm, chụp X-quang. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Để bé sớm giảm nhanh triệu chứng, ngoài biện pháp can thiệp y tế, bố mẹ cần chăm sóc trẻ tích cực tại nhà:

  • Chườm ấm để hạ sốt.
  • Thực hiện kỹ thuật vỗ lưng giảm đờm cho bé.
  • Vệ sinh họng, mũi thường xuyên.
  • Giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ. Đảm bảo bé được nghỉ ngơi trong môi trường ít tác nhân gây dị ứng.
  • Thêm rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin A, C vào thực đơn dinh dưỡng cho bé hàng ngày. Ưu tiên những món ăn chế biến dạng mềm, dễ nuốt, dễ hấp thuật.
  • Cho trẻ dùng thêm gừng, chanh, húng chanh,… chưng cùng đường phèn để giảm ho.

Trên đây là những bệnh lý liên quan đến tình trạng trẻ ho và ra nhiều mồ hôi. Mong rằng, chia sẻ này sẽ gợi ý hữu ích giúp bố mẹ chẩn đoán chính xác bệnh tình của bé yêu. Chúc con bạn luôn khỏe mạnh.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm