[Chuyên gia giải đáp] – Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Tiêm phòng là một trong những chỉ định cần thiết ở bất kỳ đứa trẻ nào sau khi sinh. Vậy trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

???

Chuyên gia giải đáp - Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không
Chuyên gia giải đáp – Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không

Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng đều được chỉ định những mũi tiêm phòng ngừa nhiều bệnh. Tuy nhiên, vắc xin phòng bệnh cho trẻ chỉ đạt hiệu quả khi tiêm đúng lịch và đúng theo độ tuổi yêu cầu. Ngoài ra, khi tiêm phòng, bố mẹ cũng nên chú ý tới thể trạng của bé hiện tại. Xoay quanh vấn đề này nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia thì:

  • Trường hợp trẻ chỉ bị ho, sổ mũi thông thường, kết quả chẩn đoán cho thấy không có dấu hiệu viêm nhiễm thì hoàn toàn có thể tiêm phòng được.
  • Thậm chí với những bé sổ mũi, ho kèm theo sốt. Nhưng tất cả triệu chứng chỉ dừng ở mức từ nhẹ đến trung bình thì vẫn có thể tiếp nhận chỉ định tiêm phòng đúng định kỳ. Nếu mẹ còn lo lắng về thể trạng của bé, hãy đưa con đến trung tâm tiêm chủng. Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ khám sàng lọc và quyết định trẻ có phù hợp để tiêm phòng hay không.
  • Còn với trường hợp nguyên nhân gây ho, sổ mũi của trẻ là do mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính. Hoặc trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị thì phụ huynh nên chăm sóc trẻ bình phục trước khi tiêm vắc xin.

Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng
Trước khi tiêm phòng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng

Bố mẹ cần lưu ý gì trước khi tiêm phòng cho bé

Bên cạnh việc tìm hiểu “trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?”, phụ huynh cần lưu ý những điều sau để không gây tác dụng phụ cho bé sau khi tiêm phòng:

  • Không cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ bị đói trước khi tiêm phòng vắc xin
  • Mặc cho trẻ quần áo ít lớp, đơn giản để bác sĩ tiêm phòng dễ hơn
  • Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ về thể trạng hiện tại của con. Chặn hạn như con có đang bị sốt không, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, suy dinh dưỡng, dị ứng với thức ăn hay hóa chất gì không,… Từ đó bác sĩ đề ra phương pháp đối phó phù hợp
  • Lau người hoặc tắm rửa cho bé thật sạch sẽ trước khi tiêm vắc xin để phòng nguy cơ nhiễm trùng

Trên đây là giải đáp “trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không” và những lưu ý trước khi tiêm phòng cho bé. Mong rằng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích để chăm sóc con tốt hơn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm