Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là bệnh gì? Xử lý như thế nào? – VSHH

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là tình trạng phổ biến, do hệ miễn dịch còn non yếu. Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ho ở trẻ để có biện pháp điều trị và cách chăm sóc đúng đắn.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi gây mệt mỏi và mất sức
Trẻ ho nhiều ngày không khỏi gây mệt mỏi và mất sức

Vì sao trẻ ho nhiều ngày không khỏi? – vshh

Ho là hiện tượng sinh lý tự nhiên khi phát hiện có tác nhân gây bệnh xâm nhập đường hô hấp. Về bản chất, đây là phản xạ có lợi nhằm bảo vệ cơ thể nên sẽ tự khỏi trong vòng 3 -5 ngày. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trẻ lại bị ho mãi không dứt. Đây là triệu chứng bất thường mà bố mẹ chớ chủ quan.

Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ ho nhiều ngày không khỏi chứng tỏ cơ thể đang có biểu hiện viêm nhiễm gây tổn thương niêm mạc. Lúc này, do bị viêm sưng quá mức, thành phế quản của trẻ sẽ bị mất dần độ đàn hồi, gây kích ứng nghiêm trọng đến niêm mạc họng. Từ đó gây ra những cơn ho dai dẳng mãi không khỏi.

???Xem tổng quan về ho trẻ em tại đây

Bắt bệnh qua tiếng ho ở trẻ – vshh

Biểu hiện ho ở trẻ phổ biến nhất là ho đờm, ho khan, ho từng cơn,… Nghiêm trọng là tình trạng ho ra máu. Mẹ nên nhớ rằng, nếu cơn ho của bé xuất phát do bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp thì sẽ rất khó điều trị. Vì vậy, mẹ nên hiểu về tiếng ho của con để dễ dàng chẩn đoán bệnh.

Ho thành từng cơn

Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh ho gà. Khi bị bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện ho thành từng cơn, liên tiếp nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Cơn ho dai dẳng, kéo dài sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch và lồng ngực làm bé bị đỏ mặt, phồng tĩnh mạch cổ, nôn trớ, đau ngực, bụng,…

Ho gà khiến trẻ ho dai dẳng mãi không khỏi
Ho gà khiến trẻ ho dai dẳng mãi không khỏi

Ngoài triệu chứng ho dai dẳng mãi không cơn, trẻ bị ho gà còn kèm theo các biểu hiện khác như: chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, lắng nghe thấy có tiếng thở rít như tiếng gà kêu. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng, trẻ bị ho gà có thể dẫn đến hiện tượng co giật và ngừng thở.

Ho khan kéo dài

Đây là hiện tượng bé bị ho liên tục không ngừng nhưng không kèm đờm. Các bệnh lý đường hô hấp có liên quan đến dấu hiệu này như:

Viêm đường hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm hầu họng,… Những bệnh lý này gây hiện tượng ho kéo dài, làm bé vô cùng mệt mỏi. Nếu không chú trọng chăm sóc và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn, phát sinh cơn ho kèm đờm, mủ, thậm chí là máu tươi.

  • Ho gà: Bệnh gây bởi khuẩn Bordetella pertussis nên rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc.
  • Hen suyễn: Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều trẻ mắc bệnh lý này. Nguyên nhân có thể do chất lượng không khí ngày càng báo động, kèm theo đó là nhiệt độ, thời tiết thay đổi thất thường. Khi tiếp xúc với các dị nguyên hay chất kích ứng, đường thở của trẻ có thể bị kích ứng, gây viêm và phù nề. Từ đó dẫn đến tình trạng ho khan lâu ngày không khỏi, khó thở, thở khò khè.
  • Trẻ bị hen suyễn gây ho lâu ngày, khó thởTrào ngược dạ dày: Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích thích cổ họng, khiến trẻ ho kéo dài mãi không khỏi.
  • Bệnh tim: Đây là căn bệnh gây đe dọa đến tính mạng trẻ. Bệnh gây suy tim, tắc nghẽn lưu thông máu tại phổi khiến trẻ bị ho khan kéo dài.
  • Ung thư phổi: Trẻ bị ung thư phổi là trường hợp rất hiếm gặp. Tuy nhiên cũng không thể ngoại trừ, bệnh có thể gây tử vong ở trẻ. Chuyên gia khuyên mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện sau: ho dai dẳng, đau bụng, khó thở, khó chịu ở ngực, sốt liên tục, xuất hiện vệt máu trong đờm,… Ung thư phổi có diễn biến nhanh chóng, nhưng nếu trẻ được phát hiện sớm có thể gia tăng cơ hội chữa khỏi.

Ho có đờm

Ho có đờm là cơn ho khạc kèm theo chất nhầy, trẻ sẽ cảm giác nặng ngực, vướng víu ở cổ họng, khó thở. Triệu chứng sẽ có xu hưởng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến trẻ mất ngủ và quấy khóc.

Dưới đây là một số bệnh lý khiến trẻ ho có đờm lâu ngày:

Viêm họng: Trẻ bị viêm họng thường xuất hiện cơn ho đờm lâu ngày không khỏi. Một số biểu hiện khác của bệnh bao gồm: sốt, ngứa họng, hạch nổi ở cổ,…

Viêm phế quản: Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột tạo môi trường thuận lợi để virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp của trẻ. Đây tác nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ. Đặc biệt là bệnh viêm phế quản. Bệnh khởi phát với các triệu chứng như sốt nhẹ, ho có đờm, sổ mũi, hắt hơi. Sau đó chuyển sang giai đoạn phát bệnh, xuất hiện triệu chứng khó thở, cơ thể xanh xao, tím tái, rối loạn tiêu hóa,… Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến biến trẻ. Trẻ sẽ bị sốt cao trên 39 độ C, ngủ li bì, hôn mê, co giật, tim đập nhanh.

Viêm phế quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
Viêm phế quản gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ

Viêm thanh quản: Đây là tình trạng tổn thương thanh quản do sự tấn công bởi virus, vi khuẩn. Trường hợp tổn thương thanh quản nặng có thể gây đe dọa tới tính mạng trẻ. Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm thanh quản ở trẻ mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý là: thở rít, khan tiếng, sốt nhẹ, ho, khó thở,… Ở mức độ nặng, trẻ có thể bị tắc nghẽn hô hấp, cơ thể tím tái vô cùng nguy hiểm.

Ho ra máu

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi kèm theo máu tươi rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, ung thư phổi, lao. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng trẻ. Vì vậy, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ nào, phụ huynh cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được làm xét nghiệm và xử lý kịp thời.

Trẻ ho mãi không khỏi có sao không? Khi nào cần đi bác sĩ? – vshh

Bé ho mãi không khỏi là triệu chứng đáng lo ngại. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đặc biệt, những cơn ho kéo dài nhiều ngày không khỏi còn khiến bé mệt mỏi, ăn không ngon miệng, quấy khóc, sụt cân,…

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là dấu hiệu đáng lo
Trẻ ho nhiều ngày không khỏi là dấu hiệu đáng lo

Ngoài ra, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ viêm thanh quản, mất giọng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Thở khò khè, khó thở, nôn trớ
  • Đau ngực khi hít sâu
  • Ho rau máu
  • Đau họng khi nuốt thức ăn
  • Sốt cao trên 39 độ C
  • Mệt mỏi, sụt cân, bỏ bú, lười ăn

Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao? – vshh

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Để chấm dứt bệnh lý phiền toái này, bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà sau:

Thuốc kháng sinh

Bố mẹ chỉ nên cho bé dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ. Dựa trên chẩn đoán và kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng sinh phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng cho trường hợp trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi:

  • Dextromethorphan: Loại thuốc kháng sinh này thường được chỉ định trong trường hợp trẻ ho mãi không khỏi hoặc ho mãn tính. Dextromethorphan mang đến tác động tích cực lên hành não, làm dứt cơn ho và các biểu hiện liên quan.
  • Alimemazin: Thuốc có tác dụng giảm ho do viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi.
  • Với trường hợp trẻ ho lâu ngày có đờm, thay vì dùng các loại thuốc kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiêm đờm, chống viêm như Rhinathiol promethazine, Terpicod, Mucomyst, Ambroxol, bromhexine,…

Thuốc kháng sinh cho bé bị ho
Thuốc kháng sinh cho bé bị ho

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc mang tác dụng long đờm, mẹ không nên cho bé dùng vào buổi tối. Bởi, thời điểm này các mao ở niêm mạc hoạt động không ổn định, dễ sản sinh ra nhiều đờm trong phổi, khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.

Bài thuốc dân gian

Nếu mẹ lo lắng những tác dụng phụ gặp phải khi cho bé dùng thuốc kháng sinh thì có thể thay thế bằng những bài thuốc dân gian có nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho bé.

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi chữa bằng củ cải trắng

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ cải trắng và 500ml nước.

Thực hiện: Củ cải ngâm nước muối, rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ. Sau đó cắt khoanh tròn rồi nấu nhừ. Khi chín, mẹ lấy rây lọc lấy nước và cho bé uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Củ cải trắng chữa ho lâu ngày cho bé
Củ cải trắng chữa ho lâu ngày cho bé

Bài thuốc từ chuối và đường phèn trị ho kéo dài cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 trái chuối và 10g đường phèn.

Thực hiện: Chuối bóc vỏ, thái khoanh tròn sau đó trộn cùng với đường phèn và nước lọc. Nấu trong vòng 10 phút là có thể cho bé dùng được. 

Củ cải trắng và gừng chữa ho lâu ngày ở trẻ

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 củ cải trắng, 1 củ gừng, mật ong và nước lọc.

Thực hiện: Củ cải trắng gọt và gừng gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi xay nhuyễn. Trộn hỗn hợp với mật ong và thêm chút nước lọc. Sau đó chưng cách thủy trong vòng 15 phút. Chắt lấy nước cho bé uống 3 lần/ngày. Mỗi lần 2-3 thìa.

Củ nghệ tươi chữa ho lâu ngày cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị: Nghệ tươi, 5g đường phèn, nước lọc.

Thực hiện: Nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ sau đó giã nhỏ. Thêm đường phèn và nước vào bát nghệ rồi đem hấp cách thủy trong 15 phút. Khi nguội thì chắt lấy nước cho bé uống.

Quất xanh chữa ho cho bé

Nguyên liệu chuẩn bị: 2-3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn.

Thực hiện: Rửa sạch quất, cắt đôi, bỏ hạt rồi trộn với đường phèn (dùng cho trẻ dưới 1 tuổi) hoặc mật ong (dùng cho trẻ trên 1 tuổi). Đem hỗn hợp hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Khi quấy chín, chắt lấy nước cho bé uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc quất xanh chữa ho cho bé
Bài thuốc quất xanh chữa ho cho bé

Bài thuốc chữa ho cho bé từ lê, đường phèn, xuyên bối

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 trái lê to, đường phèn, 5 hạt xuyên bối (mẹ có thể tìm mua tại hiệu thuốc Đông y).

Thực hiện: Lê gọt vỏ, để nguyên quả, khoét lõi. Sau đó cho đường phèn và hạt xuyên bối vào trong. Hấp cách thủy trái lê trong vòng 45 phút là có thể cho bé ăn được.

Trẻ bị ho lâu ngày chữa bằng tỏi hấp

Nguyên liệu chuẩn bị: 2-3 tép tỏi, đường phèn, nước lọc.

Thực hiện: Tỏi bóc vỏ, đập dập cho vào một chén nhỏ. Sau đó thêm đường phèn và một chút nước lọc. Hấp cách thủy hỗn hợp trong vòng 10 phút. Chắt lấy nước cho bé uống khi còn ấm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn uống lành mạnh là nền tảng cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng hệ miễn dịch ở trẻ đang được hoạt động mạnh mẽ để chiến đấu tốt với các tác nhân gây ho. Mẹ cần tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng này, hãy tập trung vào việc cho bé ăn nhiều hơn các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, thịt thả rông và trứng. Cố gắng giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo, chất tạo ngọt,…

Dưới đây là một số thực phẩm và đồ uống cần bổ sung cho trẻ ho nhiều ngày không khỏi:

  • Dứa: Đây là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, giúp cải thiện hệ miễn dịch ở trẻ. Ngoài ra, trong dứa còn chứa enzym tự nhiên bromelain, giúp làm lỏng chất nhầy và giảm ho nhanh chóng cho bé.
  • Súp gà: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cho trẻ ăn cháo, súp gà sẽ giúp giảm hiện tượng tắc nghẽn trong hệ hô hấp, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho bé.
  • Trà cam thảo: Giúp làm loãng đờm, dịu ho,… là thức uống tuyệt vời mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của bé khi bị ho lâu ngày.
  • Khoai lang: Thực phẩm này rất giàu vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bề mặt niêm mạc hô hấp.
  • Trái cây họ cam, quýt: Chúng là nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời cho sức khỏe trẻ. Mỗi khi có tín hiệu cơ thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập, tế bào bạch cầu sử dụng rất nhiều vitamin C để ngăn chặn điều này. Vì vậy, đây cũng là một thực phẩm rất có lợi trong quá trình điều trị ho lâu ngày ở bé.
  • Các gia vị như tỏi, hành, gừng: Với đặc tính chống viêm, làm ấm, sử dụng những loại gia vị này trong chế biến món ăn sẽ mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn. Đồng thời, tỏi và hành còn là gia vị được chứng minh là có khả năng ức chế enzym gây viêm nhiễm, góp phần gây ho. Trong khi đó, gừng có tác dụng thư giãn màng trong đường hô hấp, giúp giảm ho nhanh chóng.

Dinh dưỡng cho bé bị ho lâu ngày
Dinh dưỡng cho bé bị ho lâu ngày

Cho bé uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước là điều vô cùng quan trọng với trẻ bị ho lâu ngày. Khi bị ho, họng trẻ sẽ trở nên khô khốc, gây cảm giác khó chịu, đau rát khi nuốt. Vì vậy, giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, mẹ nên tránh không cho bé uống các loại nước ngọt có gas, socola nóng. Các loại nước này có chứa chất lợi tiểu, kích thích tiểu tiện, khiến cơ thể trẻ nhanh chóng mất nước. Thay vào đó, mẹ nên cho bé uống đồ uống nóng mang lại cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái hơn. Chẳng hạn như: nước ấm, nước canh rau củ, trà thảo mộc,…

“Làm sạch” mũi, họng cho bé thường xuyên

Mũi, họng là cơ quan rất dễ bị tổn thương. Đồng thời cũng là con đường tiếp cận duy nhất của tác nhân gây hại với cơ quan hô hấp. Do đó, việc “làm sạch” mũi và họng cho bé thường xuyên là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, đây là những khu vực khá nhạy cảm nên việc vệ sinh cần được thực hiện với thao tác tỉ mỉ và cẩn thận.

Làm sạch mũi và họng cho bé
Làm sạch mũi và họng cho bé

Khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi, mẹ có thể vệ sinh họng và mũi bằng khăn mềm. Trường hợp trẻ bị ho đờm khiến dịch ứ đọng nhiều trong họng và mũi thì cần tiến hành hút dịch. Mẹ có thể trang bị thêm công cụ hút mũi để việc “làm sạch” trở lên dễ dàng và an toàn hơn.

Nhiều mẹ thường dùng tăm bông, tẩm với dung dịch nước muối để vệ sinh mũi cho bé. Cách thực hiện này không được khuyến khích vì có nguy cơ cao gây tổn thương niêm mạc mũi của bé.

Với trẻ trên 2 tuổi, hãy tập cho bé thói quen súc miệng bằng nước muối thường xuyên để giảm tình trạng viêm nhiễm, cũng như phòng tránh bệnh ho khi giao mùa.

Cách phòng ngừa ho lâu ngày ở trẻ em

Để giảm thiểu nguy cơ khiến trẻ ho nhiều ngày không khỏi, bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ để giảm nguy cơ vi khuẩn, virus, nấm tiếp cận trẻ
  • Không cho trẻ chơi, sinh hoạt ở những khu vực ô nhiễm, nhiều khói thuốc, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Nếu cơ địa trẻ dễ mẫn cảm với các dị nguyên, gia đình không nên nuôi chó, mèo để hạn chế sự tiếp xúc
  • Luôn mang khẩu cho bé khi đi ra ngoài đường
  • Đáp ứng nhu cầu nước của bé mỗi ngày
  • Tăng cường bổ sung cho bé những thực phẩm bổ dưỡng. Đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin để cải thiện hệ miễn dịch
  • Tắm rửa cho bé mỗi ngày. Hướng dẫn trẻ rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh
  • Khuyến khích trẻ vận động, nâng cao thể lực để cơ thể thích nghi với sự thay đổi từ tác nhân bên ngoài
  • Tiêm vắc xin cho bé để phòng chống những bệnh nguy hiểm

Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng trẻ ho nhiều ngày không khỏi. Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây ho để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu cho bé dùng thuốc, hãy đảm bảo rằng đó là đơn thuốc được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được lạm dụng và tự ý cho bé dùng thuốc, tránh nguy cơ gây tác dụng phụ, khiến bệnh trồng bệnh làm bé ho nhiều ngày không khỏi.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm