Trẻ ho nặng tiếng: Tố cáo 6 bệnh lý liên quan và cách xử lý – VSHH

Trẻ ho nặng tiếng là biểu hiện đáng lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Sớm biết được nguyên nhân gây khởi phát sẽ giúp bố mẹ chủ động chăm sóc và phòng ngừa cho bé tốt hơn.

??? Xem nhiều hơn:

Trẻ ho nặng tiếng là biểu hiện của bệnh lý nào?
Trẻ ho nặng tiếng là biểu hiện của bệnh lý nào?

Ho là phản ứng phòng vệ của cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn. Về bản chất, đây là hiện tượng có lợi cho trẻ, sẽ tự khỏi trong vòng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp Trẻ ho nặng tiếng nhiều đờm thì đây không đơn thuần là tiếng ho thông thường. Khả năng cao bé đang mắc một bệnh lý nào đó liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp.

Theo chuyên gia sức khỏe, trẻ sơ sinh ho nặng tiếng là biểu hiện của những bệnh lý sau:

Bệnh lý khiến trẻ ho nặng tiếng – vshh

Viêm phế quản

Trẻ sơ sinh ho nặng tiếng là biểu hiện điển hình của căn bệnh viêm phế quản:

Viêm phế quản là hiện tượng sưng, đỏ tại niêm mạc ống dẫn khí – ống phế quản. Bệnh gây khó khăn trong việc lưu thông khí tại phổi. Đồng thời gây kích ứng các mô của niêm mạc ống phế quản tạo ra nhiều đờm. Vì vậy, triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ mắc viêm phế quản là ho nặng tiếng nhiều đờm.

Trẻ ho nặng tiếng là biểu hiện của bệnh ho gà
Trẻ ho nặng tiếng là biểu hiện của bệnh ho gà

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Ở thể cấp tính, triệu chứng của bệnh thường kéo dài không quá vài tuần. Trong khi đó, viêm phế quản mãn tính hiếm gặp ở trẻ em. Nó xuất hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng và thường kéo dài hơn(từ vài tháng đến vài năm).

Triệu chứng

Viêm phế quản ở trẻ thường khởi phát với từ cơn ho khan, gây cảm giác khó chịu do ống phế quản bị viêm nhiễm.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ho có đờm đặc màu trắng, vàng hoặc xanh lục
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau tức ngực
  • Đau đầu
  • Đôi khi bị sốt nhẹ
  • Ớn lạnh

Nguyên nhân

Viêm phế quản cấp tính thường gây do virus gây ra. Ngoài ra, bệnh còn có thể là biến chứng của cảm lạnh hoặc những bệnh lý nhiễm trùng được hô hấp khác.

Trong khi đó, trẻ có nguy cơ viêm phế quản mãn tính khi tiếp xúc trong thời gian dài với các tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,…

Cách xử lý

Với trường hợp trẻ bị ho nặng tiếng này, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Thông thường, bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh cho trường hợp trẻ bị viêm phế quản do virus gây ra. Thay vào đó, bố mẹ cần tích cực chăm sóc trẻ tại nhà. Một số cách xử lý được khuyến khích bao gồm:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Bổ sung nước ấm và các loại nước trái cây
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện chất lượng không khí trong phòng, làm giảm triệu chứng khó chịu, ho nặng tiếng
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng để làm sạch chất nhờn giúp trẻ dễ thở hơn

Ho gà

Ho gà khởi phát từ một căn bệnh truyền nhiễm. Nó gây ra những cơn ho dữ dội, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu trẻ ho nặng tiếng nhiều đờm về đêm, mẹ có thể nghi ngờ rằng con đang mắc ho gà.

Bé ho nặng tiếng là biểu hiện bệnh ho gà
Bé ho nặng tiếng là biểu hiện bệnh ho gà

Nguyên nhân

Bệnh ho gà do vi khuẩn  Bordetella pertussis gây ra. Nó rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác khi ho và hắt hơi. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào đường thở của bé, nó sẽ gây sưng tấy đường thở, đồng thời tạo chất nhầy khiến trẻ ho liên tục.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh ho gà thường bắt đầu sau khoảng 1-3 tuần khi tiếp xúc với vi khuẩn. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn với các triệu chứng tương ứng như sau:

  • Giai đoạn 1 (kéo dài từ 1 – 2 tuần: Ho nhẹ, sốt nhẹ, sổ mũi
  • Giai đoạn 2 (1 -6 tuần): Ho dữ dội, ho nặng tiếng, ho kết thúc bằng tiếng rít khi hít vào. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị nôn trớ
  • Giai đoạn 3 (kéo dài đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng): cơn ho chấm dứt, trẻ nôn trớ

Điều trị

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe của con bạn. Trong một số trường hợp, trẻ bị ho gà sẽ cần sự can thiệp từ y tế. Thậm chí, nếu biến chứng nặng có thể sẽ phải sử dụng máy thở oxy.

Ho gà gây đe dọa tới tính mạng trẻ. Do đó, khi mẹ theo dõi thấy bé ho nặng tiếng nhiều về đêm kèm theo các biểu hiện trên, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài ra, cần thay đổi một số thói quen để tránh làm triệu chứng bệnh diễn biến nhanh hơn:

  • Giữ ấm cho trẻ
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày
  • Cho trẻ uống nhiều nước
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn cơn gây ho nặng tiếng. Chẳng hạn như: khói thuốc lá, người mắc bệnh ho gà,…

Viêm phổi

Trẻ ho nặng tiếng nhiều đờm về đờm về đêm rất có thể là do bệnh lý viêm phổi gây ra. 

Đây là bệnh lý gây tình trạng nhiễm trùng tại phổi. Bệnh có thể đe dọa tới mọi lứa tuổi, nhưng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh lại là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Nguyên nhân

Viêm phổi thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong số đó, nhiều loại có khả năng sinh sống trong cơ thể con người và phát bệnh cho người tiếp xúc.

Các vi khuẩn phổ biến gây viêm phổi là: phế cầu khuẩn, liên cầu nhóm B, Staphylococcus aureus, virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm,…

Triệu chứng

Đặc trưng tiếng ho của trẻ là rất ướt ớt, cảm giác có nhiều đờm nhớt trong họng. Kèm theo đó là các triệu chứng khác như: đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, chán ăn, đau đầu, khó thở, ớn lạnh,…

Viêm phổi gây ho nặng tiếng
Viêm phổi gây ho nặng tiếng

Điều trị

Với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, thuốc kháng sinh sẽ là giải pháp được ưu tiên dùng cho trẻ. Viêm phổi do cúm có thể điều trị bằng thuốc kháng virus.

Các phương pháp điều trị khác có thể làm dịu triệu chứng bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Bổ sung nhiều chất lỏng: nước ấm, nước trái cây, nước canh, súp, cháo,…
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé
  • Cho bé dùng thuốc Acetaminophen nếu có triệu chứng sốt
  • Cải thiện cơn ho bằng cách dùng thuốc trị ho hay siro

Trường hợp trẻ viêm phổi gặp vấn đề hô hấp nghiêm trọng thì cần nhập viện nay lập tức.

Bệnh copd

Khi thấy trẻ ho nặng tiếng, mẹ có thể nghi ngờ bé đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn (Copd).

Copd là một bệnh về phổi gây khó thở. Bệnh lý này không phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng bố mẹ không vì thế mà lơ là.

Copd là sự kết hợp giữa 2 bệnh lý: khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. Bệnh không thể chữa trị dứt điểm, chỉ có thể ngăn ngừa tổn thương mà thôi.

Trẻ bị hen phế quản mãn tính
Trẻ bị hen phế quản mãn tính

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị Copd là do thường xuyên hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,… gây kích thích đường thở và phá hủy các sợi co giãn trong phổi.

Triệu chứng

  • Ho mãn tính, ho có đờm khù khụ
  • Khó thở
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn

Điều trị

Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ biến chứng của bệnh là tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, phụ huynh cần ngay lập cho trẻ nhập viện để được điều trị.

Hen phế quản mãn tính

Hen phế quản là bệnh lý gây tắc nghẽn đường thở, với biểu hiện điển hình là những tiếng ho từng cơn xuất hiện về đêm. Bệnh thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể tái phát nhiều lần trong năm.

Trẻ bị hen phế quản mãn tính
Trẻ bị hen phế quản mãn tính

Nguyên nhân: Trẻ bị hen phế quản chủ yếu là do virus gây ra (virus hợp bào hô hấp, Influenza virus, Rhinovirus,… Ngoài ra, việc trẻ tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên cũng gây nguy cơ lớn mắc hen phế quản.

Điều trị:

Đa phần các trường hợp trẻ bị hen phế quản đều phải can thiệp bằng các biện pháp y tế:

  • Cơn hen nhẹ: Sử dụng thuốc mở phế quản như Terbutaline sulphate, salbutamol,…
  • Cơn hen vừa: Trẻ sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc corticoid dạng xịt
  • Cơn hen nặng: Điều trị bằng kháng sinh, khí dung và máy thở oxy

Trên đây là 5 bệnh lý liên quan đến triệu chứng trẻ ho nặng tiếng. Với những thông tin hữu ích này, mong rằng bố mẹ sẽ sớm phát hiện và có cách điều trị và phòng tránh cho bé!

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm