Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Giao mùa là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cha mẹ sẽ thấy bé dễ bị ho hơn. Đặc biệt cơn ho khan có thể kéo dài nhiều ngày không khỏi, khiến phụ huynh không khỏi sốt ruột. Vậy trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Ho khan lâu ngày là như thế nào?

Khi cổ họng bị vướng mắc các dị vật hoặc bị một tác động từ bên ngoài môi trường (phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc,…) tấn công, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt cơ chế bảo vệ bằng cách ho, giúp tống chúng ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, ho còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh lý nào đó liên quan đến đường hô hấp. Ho khan lâu ngày có thể hiểu là cơn ho kéo dài trong nhiều ngày liên tục, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, mất sức. Thậm chí gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến ăn uống. Với những trường hợp, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phân biệt ho khan với các loại ho khác

Ho khan là cơn ho khô, tức không kèm đờm hoặc chất nhầy. Dưới đây là một số đặc điểm giúp cha mẹ phân biệt ho khan và những loại ho khác ở trẻ:

  • Vì ho khan không tiết ra đờm để “giăng lưới” vi khuẩn, virus và dị vật xâm nhập đường hô hấp nên trẻ sẽ có cảm giác ngứa, khó chịu ở họng nhiều hơn
  • Một số trường hợp còn đi kèm với hiện tượng khó thở, khò khè
  • Ho khan làm cổ họng đau rát nên cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nhai và nuốt thức ăn
  • Trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi còn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau đầu
  • Cơn ho khan thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ
  • Sau cơn ho, trẻ còn có thể bị buồn nôn, nôn

Phân biệt ho khan với những loại ho khác
Phân biệt ho khan với những loại ho khác

Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể do những yếu tố sau tác động:

Hen suyễn

Khi trẻ bị hen suyễn, các đường dẫn khí vừa và nhỏ tới phổi, được gọi là ống thở hoặc phế quản, bị viêm. Điều này gây ra sưng đường thở, thắt chặt thành đường thở và sự gia tăng chất nhầy. Những thay đổi này khiến đường thở của trẻ bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng khò khè, khó thở, tức ngực.

Hen suyễn là bệnh lý mãn tính, vì vậy các triệu chứng của bệnh sẽ theo trẻ suốt đời. Đó là lý do vì sao, trẻ bị hen suyễn thường gặp những cơn ho khan lâu ngày không khỏi và cần phải điều trị y tế ngay lập tức.

Ho khan lâu ngày là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn
Ho khan lâu ngày là dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn

Viêm xoang

Ho mãn tính, đau mặt, thở nhanh và mất khứu giác có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn bị mắc bệnh viêm xoang.

Xoang là những hốc rỗng nằm trong gò má, trà, đường mũi, giữa và sau mắt. Các mô lót của xoang tương tự như màng nhầy bên trong mũi và họng. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ trên 10 tuổi.

Viêm xoang thường do virus cảm lạnh gây ra. Trong nhiều trường hợp, các mô xoang của trẻ tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường, khiến các xoang bị sưng và tắc nghẽn. Viêm xoang do vi khuẩn có chút khác biệt. Nó xảy khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong xoang khi bị cảm lạnh và gây nhiễm trùng.

Trào ngược dạ dày

Trẻ bị trào ngược dạ dày cũng gây ra tình trạng ho khan lâu ngày không khỏi, nhất là vào ban đêm. Khi nằm xuống, axit dịch vị dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, bám vào họng gây ho khan liên tục. Nếu xác định được trẻ bị ho khan về đêm kéo dài là do trào ngược dạ dày, cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này có thể khắc phục đơn giản bằng cách cho trẻ ăn với lượng thức ăn ít hơn vào bữa tối, không nên cho trẻ nằm ngay sau khi ăn, đồng thời kê gối cao để giảm áp lực tới dạ dày.

Trào ngược dạ dày gây ho khan lâu ngày
Trào ngược dạ dày gây ho khan lâu ngày

Viêm phế quản

Nếu con bạn bị ho khan cùng với các triệu chứng của cảm lạnh hoặc viêm xoang, trẻ có thể bị nhiễm trùng ngực, hay còn gọi là viêm phế quản. Bệnh thường kéo dài đến 3 tuần và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả trẻ nhỏ. Viêm phế quản phổ biến hơn vào mùa đông, nó thường phát triển sau khi bạn bị cảm lạnh, đau họng hoặc cúm. Nguyên nhân là do các đường dẫn khí lớn trong phổi, được gọi là phế quản bị nhiễm trùng.

Các chất kích thích từ môi trường

Việc vô tình hít phải các chất gây dị ứng từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… cũng có thể khiến trẻ phải đối mặt với cơn ho khan lâu ngày không khỏi. Thông thường, để dứt cơn ho, cha mẹ chỉ cần hạn chế trẻ tiếp xúc với những tác nhân đó. Đồng thời, duy trì thói quen rửa tay, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên.

Cách trị ho khan lâu ngày không khỏi

Trẻ bị ho lâu ngày không khỏi phải làm sao? Ho là phản ứng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, với những thông tin kể trên, chắc hẳn mẹ đã biết ho khan kéo dài tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với bé. Vậy có cách nào giúp bé tránh xa những cơn ho dai dẳng này không?

  • Thuốc steroid: Loại thuốc này có thể làm giảm sưng và cải thiện các triệu chứng phát sinh do ho khan lâu ngày không khỏi
  • Hít hơi sương mát: Mở máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc cho trẻ xông hơi trong phòng tắm cũng là cách cho trẻ tiếp xúc với không khí mát, cải thiện tình trạng khó thở, khò khè, ho khan
  • Cho trẻ uống nhiều chất lỏng như nước lọc, nước trái cây, trà ấm. Điều này giúp làm dịu cơn đau họng do ho khan lâu ngày. Ngoài ra, mẹ có thể thử cho bé uống một thìa mật ong trước khi ngủ, nó sẽ bao phủ cổ họng và giúp giảm đau (Chỉ cho trẻ lớn hơn 1 tuổi uống mật ong. Ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, mật ong có thể gây ngộ độc, một bệnh nguy hiểm đến tính mạng)
  • Đảm bảo mọi người trong nhà luôn rửa tay thường xuyên
  • Vứt bỏ khăn giấy bẩn khi hắt hơi, sổ mũi ngay lập tức
  • Thường xuyên rửa đồ chơi của bé trong nước xà phòng nóng

Chăm sóc trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi
Chăm sóc trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi

Nếu trẻ bị ho khan dai dẳng, nhiều ngày không khỏi, kèm theo các triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám:

  • Trẻ lười bú hoặc bú rất ít
  • Ngủ li bì, khó đánh thức
  • Có dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực
  • Tiếng thở phát âm thanh rin rít
  • Cơn ho khan khởi phát đột ngột ngay sau khi chơi hoặc ăn. Tình huống này có thể nghi ngờ trẻ bị mắc dị vật, cần được cấp cứu kịp thời

Trên đây là giải đáp ho khan lâu ngày không khỏi là cảnh báo dấu hiệu về bệnh lý nào? Mong rằng những chia sẻ này đã cung cấp cho phụ huynh thông tin hữu ích. Qua đó chủ động phòng ngừa và chăm sóc trẻ tốt hơn.

T.S B.S Đặng Hùng Minh
Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Hô hấp được đào tạo tại Nhật Bản. Tư vấn bài viết chuyên môn trên website vesihohap.

Bài nên đọc

Bình luận

Leave A Reply

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nên đọc thêm